Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 3 năm 2020 | 8:11

Huế: Trồng hành lá thu nhập cao hơn trồng lúa

Tại phường Hương An hàng chục ha đất trồng lúa, trồng đậu đã được người dân chuyển đổi sang trồng hành lá từ năm 1993. Dù công việc khi trồng hành lá nhiều hơn nhưng nhẹ nhàng hơn và mang lại thu nhập cao hơn gấp nhiều lần trồng lúa, trồng đậu.

Giống nhiều vùng quê khác trên cả nước, trước đây tại phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế phần lớn diện tích đất nông nghiệp được người dân địa phương trồng lúa, đậu…

Tuy nhiên, nắm bắt được nhu cầu trong đời sống của người dân địa phương, hàng trăm hộ tại phường Hương An đã chuyển hàng một lượng lớn diện tích đất qua trồng hành lá.

 

Hàng chục ha đất trồng lúa, trồng đậu… tại phường Hương An đã được người dân chuyển qua trồng hành lá.
Hàng chục ha đất trồng lúa, trồng đậu… tại phường Hương An đã được người dân chuyển qua trồng hành lá.

 

Việc chuyển đổi cây trồng nói trên đã mang lại nguồn thu lớn cho người dân nơi đây qua đó giúp đời sống của họ ngày càng sung túc hơn. Và cũng bởi vì tiên phong và có diện tích trồng hành là lớn nên nơi đây còn được mệnh danh là “thủ phủ” hành lá của vùng đất Cố Đô.

Trao đổi với PV, bà Phan Thị Sương (57 tuổi, một người trồng hành lá tại phường Hương An) cho biết, gia đình bà đã chuyển đất trồng lúa, đậu qua trồng hành lá được hơn 5 năm rồi. Nếu thuận lợi, năng suất trồng hành lá có thể đạt 01 tấn/01 sào/01 vụ, tương ứng với khoảng 20 triệu đồng.

“Nếu thuận lợi về năng suất và giá cả, chỉ cần 01 luống hành đã có thể thu nhập cao hơn 01 sào trồng lúa rồi. 01 luống hành chính vụ có thể thu đến 2 triệu đồng, trong khi đó 01 sào lúa mới được khoảng 1,5 triệu chứ mấy”, bà Sương cho biết.

 

Khi trồng hành lá, người dân sẽ phải thực hiện nhiều công việc hơn, tuy nhiên, mức độ của các công việc này được đánh giá là đỡ nặng nhọc hơn so với trồng lúa.
Khi trồng hành lá, người dân sẽ phải thực hiện nhiều công việc hơn, tuy nhiên, mức độ của các công việc này được đánh giá là đỡ nặng nhọc hơn so với trồng lúa.

 

Theo ông Hồ Phước Đoàn, Giám đốc HTX nông nghiệp Hương An cho biết, hiện tại trên địa bàn có rất nhiều gia đình chuyển đổi qua trồng hành lá với số lượng diện tích lớn. Tuy nhiên, vì nhiều hộ không tham gia hợp tác và trồng hành lá manh muốn, nhỏ lẻ nên khó có thể đưa ra số lượng cụ thể về diện tích.

Đối với HTX Nông nghiệp Hương An, hiện tại có 16,4 ha trồng hành lá với 177 hộ và được trồng 3 – 4 vụ/1 năm. Tất cả diện tích trồng hành của HTX nông nghiệp Hương An được thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP và được Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Thừa Thiên – Huế trao giấy chứng nhận.

Việc trồng hành lá với thu nhập ước đạt lên đến hàng trăm triệu đồng/01 sào là một nguồn thu cao hơn nhiều so với trồng lúa, đậu… đã giúp cho đời sống của người dân địa phương được cải thiện.

 

Nếu thuận lợi, 1 luống hành lá đã cho thu nhập khoảng 2 triệu đồng, cao hơn thu nhập của cả 1 sào trồng lúa.
Nếu thuận lợi, 1 luống hành lá đã cho thu nhập khoảng 2 triệu đồng, cao hơn thu nhập của cả 1 sào trồng lúa.

 

Cây hành lá đã được tiến hành trồng từ năm 1993 nên kinh nghiệm của người dân tại xã Hương An trong chăm sóc loại cây này là tương đối tốt. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống kênh mương đã xuống cấp và giao thông đi lại cũng chưa được thực sự thuận lợi dẫn đến một số khó khăn nhất định.

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top