UBND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) vừa triển khai mô hình liên kết phát triển sản xuất khoai tây gắn với liên kết tiêu thụ với Công ty ORION. Mô hình được triển khai trên diện tích 10 ha đất vùng bãi bồi thuộc địa phận xã Xuân Lam.
Theo đó, các hộ dân tham gia mô hình sẽ được Công ty ORION hỗ trợ một phần giống, phân bón, hướng dẫn cách chăm sóc. Sau khi thu hoạch, Công ty sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm cho nông dân với giá 7 nghìn đồng/kg.
Ông Hoàng Anh Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên cho biết: Đây là mô hình đầu tiên huyện hợp tác với doanh nghiệp nằm trong chương trình liên kết bao tiêu sản phẩm giữa người nông dân và doanh nghiệp. Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, nguồn lao động, giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân, phát triển vùng trồng nguyên liệu cây khoai tây phục vụ cho công nghiệp chế biến.
Mô hình được triển khai với giống khoai tây Solara. Giống khoai tây này trồng các nơi khác đã đạt năng suất bình quân 20 tấn/ha.
Với sự đầu tư hợp lý, bà con nông dân được sự hướng dẫn chăm sóc của cơ quan chuyên môn, hy vọng mô hình sản xuất khoai tây ở Hưng Nguyên sẽ đạt năng suất cao, mang lại lợi nhuận cho người dân. Đây cũng là cơ hội để người nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.