Theo đánh giá, năng suất lúa vụ hè - thu 2020 tại huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) tăng khoảng 2,5 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, do khác biệt về điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng nên thu hoạch lúa tại huyện A Lưới thường chậm hơn 20 - 25 ngày so với các địa phương trong tỉnh.
Đại diện phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới cho biết, đến nay toàn huyện đã thu hoạch khoảng 400 ha và còn khoảng 600ha lúa đang chín chờ thu hoạch. Theo đánh giá, sản xuất lúa vụ hè - thu 2020 khá được mùa, năng suất đạt khoảng 57 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước.
Chiều ngày 03/9, kiểm tra trực tiếp tại các cánh đồng lúa thuộc xã A Ngo (huyện A Lưới), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương đề nghị chính quyền địa phương và người dân tập trung cao độ, bám sát vùng ruộng để thu hoạch, không để ảnh hưởng đến các diện tích lúa đã chín; ngành Nông nghiệp huyện cần có phương án, hướng dẫn người dân sẵn sàng thu hoạch khi lúa chín.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương lưu ý, mùa mưa bão đang đến gần, các đơn vị cần huy động lực lượng, lúa chín đến đâu, thu hoạch đến đó, tránh thiệt hại cho người dân; đồng thời, chính quyền địa phương cần chú trọng tuyên truyền người dân tuyệt đối không được đốt rơm rạ trên đồng, tránh gây ô nhiễm môi trường…
Trao đổi nhanh với PV Kinh tế nông thôn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới Văn Lập cho biết, sản xuất lúa vụ hè - thu năm nay được mùa so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, địa phương đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đề nghị người dân không đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường.
Được biết, vụ hè - thu năm 2020 tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa vào sản xuất khoảng 25.200 ha lúa. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế, do ảnh hưởng của thời tiết nên vụ hè - thu năm nay năng xuất lúa có giảm hơn so với cùng kỳ. Bù lại, giá bán lúa cao hơn so với năm trước nên người dân hết sức phấn khởi.
Cùng với đó, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc người dân đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường hay phơi lúa trên các tuyến đường gây mất an toàn giao thông.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.