Tối 17/11, tại 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, diễn ra “Hội chợ Làng nghề Việt Nam và Hội thảo Quốc tế về Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP”.
Các gian hàng thu hút người tiêu dùng tìm đến mua
Hội chợ Làng nghề Việt Nam và Hội thảo Quốc tế về Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt Nam trong năm 2018, nhằm, chào mừng 73 năm thành lập Bộ Canh nông và 23 năm thành lập Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, sản phẩm làng nghề; quảng bá và giới thiệu về chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP.
Ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại Hội chợ
Khuyến khích khả năng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công nhằm nâng cao chất lượng, phát triển tinh hoa nghề thủ công truyền thống Việt Nam; góp phần bảo tồn, phát huy làng nghề truyền thống và ngành nghề mới phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội; Giới thiệu mô hình sản xuất nông nghiệp, làng nghề truyền thống và những đóng góp của ngành nghề nông thôn trong Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững.
Hội chợ thu hút nhiều đại biểu tới tham dự
Hội chợ quy tụ hơn 100 đơn vị là các tổ chức, công ty, hiệp hội, hợp tác xã, làng nghề, nghệ nhân đến từ 22 tỉnh thành trong cả nước tham gia. Với 200 gian hàng, các đơn vị mang đến Hội chợ nhiều mặt hàng đa dạng phong phú, nông lâm thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống, lương thực, thực phẩm, trái cây và đồ uống sạch, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ.
Phát biểu tại Hội chợ ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2017 kim ngạch xuất khẩu đạt 36,37 tỷ USD. 10 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đạt 32,6 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2017. Đạt được kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của lĩnh vực làng nghề, hợp tác xã và ngành nghề nông thôn của các địa phương trong cả nước.
Lễ cắt bằng khai mạc
Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện cả nước có 5.407 làng nghề đang hoạt động, trong đó số làng nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748, thu hút khoảng 10 triệu lao động. Làng nghề tạo việc làm và cải thiện đời sống cho đông đảo cư dân nông thôn; lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể, đồng thời góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Hội chợ là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt Nam trong năm 2018, nhằm phát huy giá trị của làng nghề, đồng thời khắc phục các hạn chế trong phát triển thị trường, gắn kết các khâu trong chuỗi giá trị làng nghề. Tăng cường hoạt động truyền thông và xúc tiến thương mại, thúc đẩy các cơ sở sản xuất quan tâm tham gia Chương trình OCOP.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cùng các đơn vị đi thăm quan các gian hàng
Trong khuôn khổ Hội chợ (ngày 20/11), Ban tổ chức Hội chợ sẽ tổ chức “Hội thảo quốc tế về Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP” do Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT và Trưởng đại diện IFAD/UNIDO tại Việt Nam chủ trì. Hội thảo sẽ diễn ra với quy mô 200 đại biểu đến từ đại diện các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam
Hội chợ sẽ mở cửa đón khách thăm quan từ 8h30 đến 21h00 các ngày từ 17 đến 21/11/2018.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…