“Hình như các thế hệ lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang đã nhìn ra được tiềm năng về ngành chế biến gỗ của mình. Thời gian tới, Tuyên Quang sẽ là trung tâm chế biến gỗ vùng miền núi phía Bắc”.
Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan khi nói về tiềm năng và thế mạnh phát triển ngành gỗ trong chuyến công tác mới đây tại Tuyên Quang. Phóng viên có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Lê Minh Hoan xung quanh vấn đề này.
Bộ trưởng đánh giá thế nào về phát triển nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang?
Nói tới Tuyên Quang thì nói tới nông nghiệp, đặc biệt là lâm nghiệp. Tuyên Quang có tỷ lệ che phủ rừng cao, rất là ý thức về việc giữ rừng, mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn. Tuyên Quang có nhiều sáng kiến trong bảo vệ rừng. Từ bảo vệ rừng sẽ trở thành tài nguyên rừng, từ tài nguyên rừng sẽ phát triển kinh tế dưới tán rừng, với hàng loạt điểm du lịch dựa vào bản sắc riêng của Tuyên Quang, dựa vào rừng, dựa vào bản sắc các dân tộc.
Mỗi nơi của Tuyên Quang tôi đều khám phá ra được những giá trị có thể tích hợp đa tầng giá trị, tạo nên bức tranh phát triển cho Tuyên Quang. Từ phát triển như vậy, sẽ tạo ra thương hiệu cho Tuyên Quang, từ thương hiệu đó, nó sẽ kích hoạt các tiềm năng, thương hiệu khác như: công nghiệp chế biến, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm... Quá trình dày công của các thế hệ lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang để bảo vệ, giữ gìn bản sắc cho Tuyên Quang, giữ gìn môi trường cảnh quan thiên nhiên.
Bây giờ bắt đầu hái quả, có thể những điểm du lịch đó không lớn nhưng nằm rải rác rất nhiều gắn liền với các bản sắc văn hóa dân tộc như: các làng nghề truyền thống của người dân tộc, nghề thổ cẩm, đan lát... Chính những ngành nghề đó, sẽ tạo ra bức tranh rất sinh động của Tuyên Quang, nhờ đó nó sẽ kích hoạt hình ảnh của Tuyên Quang, tạo ra một sự khác biệt, từ khác biệt đó thu hút các nhà đầu tư đến đây trong các lĩnh vực khác như đô thị, công nghệ.
Nông nghiệp của Tuyên Quang đang trở thành tiềm năng không chỉ là cho nông nghiệp mà nó sẽ kích hoạt những dòng chảy khác của các ngành kinh tế khác, nó tạo ra bức tranh đa tầng, đa giá trị.
Tuyên Quang đặt mục tiêu trở thành trung tâm về chế biến lâm nghiệp. Bộ trưởng nhìn nhận như thế nào về việc này?
Tôi nghĩ rằng, cái đó là cái hiện hữu, nó không quá xa vời đối với Tuyên Quang. Tôi nói giá trị rừng ở Tuyên Quang được giữ gìn, được tái sinh, từ những nguồn rừng được tái tạo, hình như các thế hệ lãnh đạo tỉnh đã nhìn ra được tiềm năng về ngành chế biến gỗ của mình. Vấn đề là làm sao chúng ta chế biến sâu hơn, tạo ra nhiều giá trị. Tôi được biết, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang đang đi theo hướng đó. Tôi hoàn toàn thấy rằng, tiềm năng đó, cộng với cơ sở hạ tầng để đầu tư cho Tuyên Quang nói riêng và ngành Nông nghiệp nói chung, trong thời gian tới, Tuyên Quang sẽ là một trung tâm về chế biến gỗ của vùng miền núi phía Bắc.
Bức tranh nông thôn của Tuyên Quang có nhiều thay đổi, đặc biệt là miền đất gắn với các di tích lịch sử. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về câu chuyện phát triển nông thôn mới ở Tuyên Quang?
Với một tỉnh đặc thù ở miền núi, Bộ Nông nghiệp và PTNT luôn đánh giá cao tiến độ xây dựng NTM ở Tuyên Quang. Nó dựa trên những cái đặc hữu của riêng mình, dựa trên thiên nhiên, phong cảnh tới văn hóa các dân tộc. Tôi nghĩ rằng, với NTM ở Tuyên Quang như hiện hành đã là một thành công lớn đối với các tỉnh miền núi phía Bắc.
Bởi NTM đi kèm những sản phẩm OCOP, đi kèm với du lịch, bản thân nó không phải là nông thôn đơn thuần nữa. Nó tích hợp tất cả các giá trị tạo ra NTM, chứ không phải hệ thống hạ tầng mà là NTM. Vừa có sản phẩm OCOP chế biến từ cộng đồng, rồi các sản phẩm du lịch của bà con dân tộc. Chứng tỏ rằng, giá trị của NTM ở Tuyên Quang đi nhanh, tạo ra sự khác biệt.
Bộ trưởng đánh giá như thế nào về cách chính quyền địa phương đã khơi gợi tự lực, tự cường của chính người dân trong xây dựng NTM cũng như về phát triển sản xuất nông nghiệp?
Tôi có tiếp xúc lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang và lãnh đạo một số huyện như: Lâm Bình, Yên Sơn, tôi thấy các đồng chí lãnh đạo rất có khát vọng, gần với bà con, kích hoạt bà con, để dẫn dắt bà con. Bởi mỗi sự thay đổi đều có khó khăn, nếu không có một người lãnh đạo đồng hành một cách thực sự với bà con, tư vấn, hướng dẫn bà con, đồng thời tạo ra một thị trường cho bà con.
Bởi mỗi sản phẩm chúng ta làm tốt, nhiều nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm OCOP, tạo ra nhiều điểm du lịch, nếu không có thị trường nó sẽ bị tắc lại, thậm chí nhiều địa phương phát triển tới một thời điểm thì nó bị mai một dần đi, do chúng ta chỉ tập trung phần hỗ trợ bà con để sản xuất, hỗ trợ bà con làm du lịch mà quên rằng, chúng ta hỗ trợ và dẫn dắt dòng thị trường, dòng du khách, những người du khách tới đây, tất cả những điều đó mới đảm bảo được sự bền vững.
Tôi thấy rằng, ở Tuyên Quang, từ lãnh đạo tỉnh, các đồng chí bên cấp ủy, bên chính quyền đều có khát vọng, đều nhìn thấy được những giá trị dưới chân mình để cùng đồng hành với bà con phát triển dựa trên những tiềm năng sẵn có trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực lâm nghiệp.
Với cách làm của Tuyên Quang cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, đặc biệt là ngành Nông nghiệp và PTNT, ông có thể phác họa nông - lâm nghiệp tỉnh này trong 5 - 10 năm tới?
Tôi nghĩ đó sẽ là một nền kinh tế nông nghiệp, nó vừa mang yếu tố kinh tế, nó vừa mang yếu tố xã hội, nó vừa mang yếu tố về môi trường và nó mang yếu tố văn hóa đa tầng giá trị. Mỗi sản phẩm của Tuyên Quang phải gắn liền với hình ảnh của Tuyên Quang, gắn liền với những địa danh lịch sử, gắn liền với văn hóa các dân tộc. Tôi nghĩ rằng, nó sẽ tổng hợp lại để tạo ra sự khác biệt, chính sự khác biệt đó sẽ tạo ra giá trị cao hơn.
Chừng nào chúng ta không còn bán giá cả nữa mà chúng ta bán giá trị thì chúng ta mới giàu được. Tuyên Quang đang làm giàu từ giá trị của mình, giá trị tổng hợp từ tài nguyên thiên nhiên cho tới văn hóa, tới bản sắc dân tộc. Những vấn đề mà Tuyên Quang đã bắt đầu khơi dậy tiềm lực ẩn trú trong núi, trong rừng, trong hồ, trong ao, trong những con người của các dân tộc.
Tôi thấy rằng, các anh lãnh đạo Tuyên Quang đang đi theo hướng đó. Bộ Nông nghiệp và PTNT hoàn toàn ủng hộ, chúng tôi vừa tư vấn thêm những chiến lược phát triển, vừa tạo ra những thị trường cho các sản phẩm của Tuyên Quang ở ngay Hà Nội, ở ngay TP. HCM. Khi sản phẩm chúng ta không đưa đi xa được thì chúng ta quanh quẩn về giá trị, sẽ không tăng cao hơn.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…