Sau nhiều năm trồng thử nghiệm thành công giống mắc ca hoa tím, một nông dân ở Kon Tum quyết định mở rộng diện tích.
Ông Trần Xuân Vịnh, thôn 10, xã Đắk Hrin, huyện Đắk Hà (Kon Tum), cho biết, sau nhiều năm trồng thử nghiệm thành công giống mắc ca hoa tím, đạt 1 tạ quả/cây. Năm 2020, ông quyết định nhân rộng giống mắc ca cho hiệu quả cao này, ở những diện tích còn lại của gia đình.
Ông Vịnh trong vườn cây giống mắc ca
Từ đầu Xuân 2020 đến nay, ông Vịnh đã ghép được gần 1 vạn cây giống mắc ca hoa tím, dự kiến, sau 2 tháng ghép sẽ trồng được. Ở Tây Nguyên có 2 thời điểm trồng mắc ca tốt, đó là mùa xuân và mùa mưa.
Đồng thời, gia đình ông cũng đang trồng mới 2.000 cây mắc ca giống hoa tím, trên diện tích 6 ha. Dự kiến, phải trồng xong trong tháng 3/2020, để cây phát triển tốt.
Theo đó, thời tiết Kon Tum và khu vực Tây Nguyên, hiện tại hơi nóng, nhưng do cây ghép chuẩn, nên không sợ ảnh hưởng. Mặt khác, gia đình ông may mắn có 1 ha ao cá, sâu 2m, hứng nguồn nước mạch từ trong đồi chảy ra, chưa bao giờ cạn, nên không lo thiếu nước tưới trong mùa khô.
Những chùm mắc ca hoa tím khoẻ, đẹp, hứa hẹn mùa quả bội thu.
“Để kịp thời vụ ghép mắc ca với cây thực sinh, và trồng mới vườn mắc ca 6 ha kể trên, gia đình phải thuê 1 thợ chính, chuyên ghép cây giống ở Lâm Đồng, sang hỗ trợ. Bản thân tôi cũng là người có thâm niên ghép cây giống, nhưng do số lượng cây nhiều, nên phải thuê thêm người, với mức tiền công 15.000 đồng/mắt ghép.
Ngoài ra, còn có 2 thợ phụ, ăn ở tại nhà, trả công nhật 200.000 đồng/người/ngày, để đảm nhận những công việc như: chuyển cây, tưới cây, và đóng bầu đất” – ông Vịnh cho biết thêm.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.