Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 2 năm 2021 | 14:7

Liên kết sản xuất và tận dụng cơ hội FTA để nâng tầm nông sản

Thúc đẩy chuỗi liên kết là xu thế tất yếu để tận dụng lợi thế của các Hiệp định thương mại (FTA) và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Đây cũng chính là giải pháp quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và nâng tầm nông sản Việt.

t11.jpg
Nông dân chăm sóc dứa để kịp ngày thu hoạch tại Nông trại dứa Đồng Giao (Ninh Bình). Ảnh: Minh Đức

 

Liên kết để vươn xa

Để cạnh tranh trong kinh tế thị trường cần phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế; giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh. Nông dân cá thể không thể làm được điều này. Nông dân phải được tổ chức “hành động tập thể” theo quy trình sản xuất chung theo từng cánh đồng lớn. Quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại của nông dân được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng hàng hóa…

Theo đó, việc đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo ra những chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn là cần thiết để hướng đến nền sản xuất hàng hóa hiện đại mang lại giá trị tăng cao.

Khi tham gia vào chuỗi liên kết, nông dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn, ít rủi ro; được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp để yên tâm sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm, chất lượng được quản lý.

Bên cạnh những lợi ích đó, việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị còn góp phần quan trọng trong việc giải bài toán về chất lượng nông sản, nâng cao được giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp một cách bền vững trước những biến động của thị trường.

Được đánh giá là doanh nghiệp có sự liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm bền vững với nông dân, những năm qua, Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu cung cấp vật tư đầu vào, trồng trọt, thu mua nguyên liệu, chế biến, đến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Công ty không những đã tập trung sản xuất, nguyên liệu, sử dụng có hiệu quả diện tích đất được giao tại Ninh Bình, Gia Lai mà còn chủ động liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân 13 tỉnh, tạo công ăn việc làm cho trên 20.000 lao động. Doanh thu bán hàng năm 2018 là 1.900 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu là 70 triệu USD.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận Đồng Giao là mẫu hình về chuyển đổi thành công từ nông trường thuần túy sang công ty cổ phần, huy động nguồn lực xã hội, trong đó, đã áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật mới nhất để phát triển sản xuất, kinh doanh. Công ty không chỉ liên kết sản xuất với hộ nông dân ở Ninh Bình mà còn với các tỉnh, thành khác trong cả nước, để có nhiều loại sản phẩm.

FTA, cơ hội nông nghiệp “trưởng thành” hơn

“Bứt phá trong công tác hội nhập”, năm qua, Việt Nam đã tham gia 3 hiệp định thương mại (FTA) lớn, mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có gồm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA).

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), năm 2020, ngành nông nghiệp đạt được nhiều kết quả rất khả quan, nhất là xuất khẩu hơn 41 tỷ USD và xuất siêu hơn 10 tỷ USD. Những ngày đầu năm 2021, những lô hàng gạo, tôm tiếp tục được xuất khẩu với giá cao.

Ông Toản kỳ vọng, tận dụng tốt cơ hội, đa dạng hóa thị trường, phát huy chuyển đổi số, thương mại số, chắc chắn xuất khẩu nông sản sẽ tiếp tục gặt hái nhiều kết quả khả quan trong năm 2021.

Với các FTA, ông Toản cho rằng, Việt Nam xác định phát triển sản xuất theo 3 trục sản phẩm: trục sản phẩm chủ lực quốc gia, trục sản phẩm chủ lực địa phương và sản phẩm OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) nên dư địa để phát triển là tương đối lớn, đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của các thị trường.

Điều đáng mừng là, nhiều sản phẩm đặc sản địa phương đã được công nhận, ví dụ như EU đã công nhận 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, chủ yếu là những nông sản của các vùng miền, kim ngạch xuất khẩu chưa cao nhưng đây là tín hiệu tốt để tận dụng thúc đẩy xuất khẩu.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Toản cũng nhấn mạnh yêu cầu không được chủ quan bởi chủng biến thể của Covid - 19, đây là nhân tố tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế, đặc biệt là chuỗi cung ứng. Bản thân các quốc gia cũng sẽ có sự thay đổi, tăng cường đầu tư cho sản xuất lương thực thực phẩm nếu dư địa vẫn còn để giảm phụ thuộc nhập khẩu, đảm bảo an ninh lương thực. Bên cạnh đó, nông sản Việt tiếp tục phải cạnh tranh với Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…

Không để chuỗi cung ứng đứt gãy

Nhấn mạnh trong lộ trình thực hiện các FTA, Cục trưởng Nguyễn Quốc Toản cho rằng, các rào cản thuế tuy được gỡ bỏ nhưng sẽ có những hàng rào kỹ thuật mới được dựng lên. Cùng lúc, những chính sách thương mại của các nước lớn như Hoa Kỳ chắc chắn sẽ có điều chỉnh, cần chủ động nắm rõ để thích ứng. Chưa kể, thiên tai, biến đổi khí hậu là những tác nhân có thể tác động lớn đến sản xuất kinh doanh.

“Trước những thách thức này, chúng ta cần xác định thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh với tâm thế chủ động. Ngay từ quý I/2021, không để chuỗi cung ứng bị đứt gãy do tác động của dịch Covid-19, vượt qua những khó khăn trong logistics, tình trạng container rỗng”, ông Toản nhận định.

Đồng thời, làm tốt công tác thông tin cảnh báo cho các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để chủ động thích ứng. Đa đạng hóa các hình thức phát triển thị trường, triển khai ứng dụng kinh tế số trong nông nghiệp, tháo gỡ những rào cản, những yêu cầu kỹ thuật.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, thực tế từ các doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu lớn đi EU như Doveco, Trung An, Vĩnh Hiệp hay Vina T&T cho thấy, nếu tổ chức sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị khép kín, đảm bảo truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, kiểm soát được từng mắt xích trong chuỗi, thì nông sản không lo thiếu thị trường.

Năm 2021, Bộ sẽ tập trung đàm phán để sầu riêng, bưởi, chanh leo, khoai lang được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc; tiếp tục mở rộng danh sách các nhà máy chế biến sữa được xuất khẩu sang Trung Quốc, hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc...

Ngoài thị trường truyền thống, cần khai thác nhóm thị trường trong các FTA đã ký kết vì dung lượng thị trường lớn, đa dạng. Đặc biệt, năm nay, Bộ có chủ trương hướng mạnh vào vào thị trường HALAL (cộng đồng những người theo đạo Hồi trên thế giới), với khoảng 2,2 tỷ người, tập trung vào các sản phẩm thế mạnh trà, cà phê, hồ tiêu, thủy sản, gạo,…

“Ngành nông nghiệp đã và đang thực hiện tái cơ cấu, tập trung đẩy mạnh xây dựng các chuỗi giá trị. Không được chủ quan, nhưng chúng ta cần giữ vững tâm thế của nước xuất khẩu nông sản hàng đầu, chưa bao giờ uy tín của Việt Nam lớn như thế trên thị trường quốc tế, chúng ta phải phát huy được cơ hội này”, ông Toản nhấn mạnh.

 

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top