Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 13 tháng 7 năm 2022 | 12:55

Lũng Cú duy trì và giữ vững các tiêu chí Nông thôn mới

Xã Lũng Cú (Đồng Văn – Hà Giang) được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) vào tháng 3/2021, tuy nhiên, các tiêu chí mới đạt ở mức thấp, một số tiêu chí chưa thực sự bền vững.

Do đó, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Lũng Cú đã triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì và từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí.

Thực tế, đối với các xã vùng cao, để đạt chuẩn các tiêu chí NTM đã khó, duy trì và giữ vững các tiêu chí này lại càng khó hơn, nhất là ở những tiêu chí dễ biến động như thu nhập, việc làm, giảm nghèo, môi trường… Để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, xã Lũng Cú đẩy mạnh tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM gắn với các phong trào thi đua, cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới”, “Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM”, xây dựng mô hình “5 không, 3 sạch”... Huy động nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn để hoàn thiện các tiêu chí về hạ tầng; sửa chữa các công trình đã hư hỏng, xuống cấp. Nhân dân trong xã phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, tự nguyện chỉnh trang nhà cửa, dọn dẹp đường làng, ngõ xóm, đóng góp tiền, ngày công làm đường, xây nhà văn hóa. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

 

lung_cu_20220704152619.jpg
Phát triển chăn nuôi giúp gia đình ông Vàng Mí Cấu, thôn Tả Giao Khâu có thu nhập ổn định.

Xác định mục tiêu lớn nhất của xây dựng NTM là nâng cao chất lượng đời sống người dân, vì vậy, xã xây dựng kế hoạch, triển khai các giải pháp cụ thể để nâng cao các tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí thu nhập. Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của địa phương cấp ủy, chính quyền xã vận động bà con đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; thâm canh tăng vụ; liên kết sản xuất giữa nông dân với các doanh nghiệp.

Được thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu thuận lợi, nhân dân trong xã tích cực trồng các loại rau màu cho năng suất cao như: bắp cải, súp lơ, rau dền, cải địa phương, rau đậu Hà Lan, dâu tây,… để tăng thu nhập. Đẩy mạnh phát triển các gia trại chăn nuôi vừa và nhỏ.

Hiện, toàn xã có gần 1.000 hộ chăn nuôi, chủ yếu là trâu, bò. Tổng số đàn gia súc của xã đạt gần 5.000 con, có trên 18.000 con gia cầm và 300 đàn ong. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại - dịch vụ cũng phát triển. Toàn xã có 128 hộ kinh doanh cá thể và 1 HTX. Xã đã lựa chọn phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Lô Lô Chải. Hàng tháng, thôn đón khoảng gần 2 nghìn lượt khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, tạo thu nhập ổn định cho người dân trong thôn. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân ngày ấm no, đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 36 triệu đồng/người/năm.

Đặc biệt, xác định gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, xã Lũng Cú giao phần việc cụ thể cho từng tổ chức, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, lồng ghép trong mỗi buổi họp thôn, sinh hoạt Chi bộ để thay đổi thói quen của người dân. Đến nay, hầu hết các hộ dân đã xây chuồng trại cách xa nhà ở, đường vào các thôn được dọn dẹp sạch sẽ; một số tuyến đường liên thôn, các hàng rào đá được trồng hoa, cây xanh tạo cảnh quan đẹp mắt.

Ông Ma Doãn Khánh, Chủ tịch UBND xã Lũng Cú cho biết: Xác định xây dựng Nông thôn mới là không có điểm dừng, xã luôn thực hiện nhiều biện pháp để duy trì các tiêu chí khó và nâng cao các tiêu chí dễ thực hiện. Thời gian tới, xã tập trung vào chuyển đổi hình thức sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tiếp tục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân, tăng cường xử lý rác, chất thải sinh hoạt, đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp để phát triển du lịch bền vững; chú trọng đầu tư phát triển các tuyến đường tạo thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu hàng hóa của nhân dân.

Sau hơn 1 năm “về đích”, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã biên giới địa đầu Tổ quốc vẫn đang ngày đêm nỗ lực góp sức để tô điểm cho bức tranh NTM ngày càng rực rỡ. Xã Lũng cú giờ khoác lên mình một diện mạo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng từ điện, đường, trường, trạm. Cuộc sống ấm no đã về trên vùng đất khó. Đặc biệt, nhận thức của bà con đã có chuyển biến rõ nét, không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, biết khai thác lợi thế của địa phương vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

 

 

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top