Từ diện tích 25 ha đất đồi sỏi đá, chỉ trồng được keo lai, một nông dân Tân Kỳ đã mạnh dạn trồng thử nghiệm mắc ca và đã thành công.
Anh Nguyễn Văn Hữu, xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) cho biết, gia đình anh có 25ha đất đồi rừng, chủ yếu là sỏi đá, chỉ trồng được keo lai, ngoài ra không có cây gì sống nổi. Song, do cần cù, chăm chỉ và không nản chí, gia đình đã cải tạo được khoảng 5 ha có thể trồng trọt và thả cá.
Anh Hữu trong vườn mắc ca 3 năm tuổi trên đất cằn sỏi đá, đã cho những quả bói đầu tiên.
Trong đó, có 1 ha mắc ca 3 năm tuổi đã cho quả bói, đây là vườn mắc ca giống chuẩn của cơ sở Cây giống mắc ca Anh Quân (Đắk Lắk), do một người bạn ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), đã đưa từ Đắk Lắk ra nhiều năm nay, và đã có sản phẩm xuất khẩu, vì vậy, gia đình đã yên tâm sử dụng.
Rất may, nhờ cây giống chuẩn, năm 2020, vườn mắc ca đã cho quả bói, dự kiến, sang năm 2021 trở đi sẽ có quả ổn định, đây cũng là niềm vui lớn nhất của gia đình ông Hữu trong 3 năm qua.
Ngoài mắc ca, trang trại của ông Hữu còn có 0,7ha thanh long; 2 ha trồng sắn; 0,6ha trồng ổi, xen mít Thái Lan; 0,6 ha sắn giây xen 120 cây bưởi Diễn và 1.500 m2 ao cá. Đây là diện tích ao vừa sử dụng nuôi cá, vừa để lấy nước tưới cho cây cối trong trang trại.
Theo đó, tổng doanh thu năm 2020: ao cá 15 triệu đồng; 200 triệu đồng keo lai; 20 triệu đồng khoai mỳ; 50 triệu đồng thanh long; 30 triệu đồng sắn giây; 10 triệu đồng ổi. Trừ chi phí lãi ròng khoảng 200 triệu đồng. Mặc dù trang trại 25 ha, nhưng keo lai không cần chăm sóc, nên chỉ cần 2 lao động trong gia đình, và thuê thêm 1 nhân công quanh năm là đủ.
“Dự kiến, nếu sang năm 2021, diện tích mắc ca 1ha nói trên đã cho thu hoạch ổn định, giá bán cao vượt trội so các loại cây trong trang trại, gia đình sẽ tiếp tục cải tạo đất, chuyển dần sang trồng mắc ca” – anh Hữu cho biết thêm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.