Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 4 tháng 5 năm 2022 | 21:8

Nâng cao chất lượng nông sản Việt: Phải giúp nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm

KTNT xin giới thiệu những trăn trở và góp ý của GS Võ Tòng Xuân về sản xuất sạch hơn và nâng cao chất lượng nông sản Việt.

Dùng nhiều phân thuốc để tăng năng suất

 

Nâng cao chất lượng nông sản Việt: Phải giúp nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm - Ảnh 2.

GS Võ Tòng Xuân - Ảnh: CHÍ QUỐC

 

Nông dân Việt Nam rất tự hào với kinh nghiệm nghề trồng lúa nước hàng ngàn năm nay, đã sản xuất không những đủ ăn mà còn có dư để bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tự hào hơn nữa đối với thế hệ sau này khi sử dụng giống lúa cao sản bà con đạt năng suất cao hơn gấp nhiều lần lúa cổ truyền của ông bà nhờ bón nhiều phân hóa học, đặc biệt là phân urê và DAP.

Dù bà con thấy càng dùng nhiều phân đạm là sâu rầy càng thích đáp vô ruộng ăn lá, bẹ, cổ bông, hoặc bông lúa nhưng không lo vì đã có thuốc bảo vệ thực vật phun lên cây lúa để tiêu diệt chúng. Vì tự hào với kinh nghiệm thực tiễn đó mà thường nông dân không theo lời khuyên của cán bộ kỹ thuật.

Thật tiếc quá! Bởi vì trồng lúa như vậy nông dân vừa tốn tiền mua nhiều phân hóa học, vừa tốn tiền phun nhiều thuốc. Cách làm đó vừa làm ô nhiễm không khí, làm vơi túi tiền của mình, vừa làm cho hạt gạo không ngon và không an toàn cho người dùng.

 

nn.jpg

Chuyển sang nông nghiệp sạch, ít sử dụng phân thuốc, giảm lượng giống là xu hướng tất yếu hiện nay tại ĐBSCL - Ảnh: CHÍ QUỐC

 

Bây giờ khi phân thuốc hóa học tăng giá quá cao, bà con nông dân mới thấm thía việc lạm dụng phân thuốc không còn lời như trước nữa.

Thật ra, ngay từ lúc hạt giống lúa cao sản được áp dụng ở nước ta từ hơn nửa thế kỷ trước, các nhà khoa học nông nghiệp đã đưa ra quy trình trồng lúa mà khâu bón phân hóa học phải bắt đầu từ giai đoạn bón lót phân hỗn hợp NPK rồi trục nhận phân vào đất, trang bằng mặt ruộng xong mới sạ hoặc cấy lúa.

Nhưng phần lớn nông dân nghĩ rằng kỹ thuật đó không hợp lý. Ai dại gì bón phân khi chưa có lúa! Họ chờ lúc lúa mọc lên bén rễ rồi mới bón phân. Nhưng bón phân urê sau khi lúa đã được sạ hoặc cấy thì phân bị oxy hóa thành khí nhà kính.

Do đó, dù lúa đạt năng suất cao nhưng lại lãng phí tiền vì ít nhất phân nửa lượng phân bị bốc hơi, tốn thêm tiền mua thuốc bảo vệ thực vật phun xịt diệt sâu bệnh lại thêm ô nhiễm môi trường. Không những hạt gạo có nguy cơ nhiễm phân thuốc mà giá thành sản xuất lúa cũng tăng lên, nông dân không còn lời bao nhiêu.

Hiệu quả thực tế, người dân sẽ làm theo

Đáng mừng là gần đây một bộ phận bà con nông dân đã thay đổi, bỏ kinh nghiệm cũ để chuyển sang áp dụng kỹ thuật tiến bộ hơn. Như trường hợp bón phân lót rồi trục nhận vùi phân vào đất trước khi sạ hoặc cấy lúa mà tôi đề nghị nông dân áp dụng.

 

Nâng cao chất lượng nông sản Việt: Phải giúp nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm - Ảnh 3.

Khảo sát mô hình trồng lúa hữu cơ tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: CHÍ QUỐC

 

Ông Lê Minh Hoan, khi là bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đã đề nghị nông dân xã viên Hợp tác xã nông nghiệp An Phong, huyện Tháp Mười mạnh dạn áp dụng kỹ thuật giảm giá thành trồng lúa bằng cách giảm lượng hạt giống và bón lót phân đạm, lân và kali với hàm lượng đạm chỉ bằng phân nửa lượng cũ.

Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp theo dõi thu thập số liệu cho thấy giá thành sản xuất lúa giảm từ 4.000 - 4.200 đồng/kg còn 2.500 đồng/kg. Bây giờ kỹ thuật này đã trở thành thói quen trồng lúa của bà con xã viên Hợp tác xã nông nghiệp An Phong và một số nông dân quanh vùng.

Rõ ràng để áp dụng một chính sách mới, khi lãnh đạo thấy rõ đây là cách làm đúng và kiên quyết thực hiện đến khi có kết quả thì nông dân sẽ làm theo.

Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đang đứng trước yêu cầu vừa bảo đảm sản lượng cao, vừa giảm tối thiểu khí nhà kính, sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn nhưng thơm ngon, và giá thành thấp để cạnh tranh khi xuất khẩu.

Như thế bắt buộc nông dân - nhất là nông dân trồng lúa không thể lạm dụng phân bón hóa học, mà phải chuyển qua cách làm mới giảm phụ thuộc phân thuốc, chuyển sang canh tác hữu cơ sinh học...

Chuyển từ cách làm cũ dễ dàng sang cách làm mới khó hơn không chỉ cần quyết tâm của nông dân, mà người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương cũng cần quyết liệt vào cuộc, không tiếp tay cho các doanh nghiệp kinh doanh phân thuốc hóa học tổ chức hội thảo quảng cáo thuốc, khuyến cáo và hỗ trợ nông dân thay đổi cách làm sản xuất an toàn.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top