Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 25 tháng 5 năm 2021 | 17:25

Ngập tràn nông sản giá rẻ, làm sao để nông nghiệp thoát 3 “lời nguyền”

Bước vào mùa thu hoạch, nhiều loại trái cây trên thị trường đang có mức giá rẻ, giảm sâu, thậm chí là phải kêu gọi giải cứu. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng rất trăn trở, tìm cách để ngành nông nghiệp thoát “lời nguyền” này.

4131_photo-1-15865027111502116095082.jpg
Trái cây giá rẻ được bán ngập tràn trên các đường phố ở Hà Nội.

 

Trái cây ê hề giá rẻ

Tại Cần Thơ, giá nhiều loại trái cây như: dâu, mãng cầu, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, cam xoàn, xoài, bơ, vải… hiện đã giảm ít nhất từ 5.000 - 30.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng.

Bước vào mùa thu hoạch rộ, giá các loại trái cây tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận giảm mạnh so với trước.

Cụ thể, giá nhiều loại trái cây như: dâu, mãng cầu, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, cam xoàn, xoài, bơ, vải… hiện đã giảm ít nhất từ 5.000 - 30.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng.

Tại các chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ, xoài thơm, xoài tứ quý, xoài keo, xoài Ðài Loan có giá bán lẻ chỉ ở mức từ 5.000 - 10.000 đồng/kg; các loại xoài Úc, xoài cát chu, xoài cát Hòa Lộc có giá từ 15.000 - 30.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá nhiều loại mít, nhãn, dâu, cam, quýt, ổi, thanh long, dưa hấu, bưởi Năm Roi… cũng đang ở mức khá thấp, với giá chỉ từ 5.000 -20.000 đồng/kg. Giá chôm chôm java , nho tím, nho xanh và mãng cầu ta ở mức từ 30.000 - 40.000 đồng /kg.

Theo các tiểu thương kinh doanh trái cây, giá phần lớn các loại trái cây đang có xu hướng giảm so với các tháng trước do nguồn cung tăng khi bước vào mùa thu hoạch rộ. Dự kiến, giá nhiều loại trái cây sẽ còn giảm trong thời gian tới do nông dân mở rộng diện tích trồng, sản lượng thu hoạch ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, giá nhiều loại trái cây giảm mạnh do tình hình dịch bệnh làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây. Người dân hạn chế chi tiêu khiến cho sức tiêu thụ nhiều loại trái cây tại thị trường trong nước chậm so với mọi năm. Lượng khách du lịch giảm mạnh cũng làm mất một thị phần tiêu thụ trái cây lớn thông qua du lịch.

Hay như xoài Úc tại thị trường Hà Nội, nếu năm trước, xoài Úc xuất khẩu size to thường có giá 40.000-60.000 đồng/kg, thậm chí kể cả ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vẫn có giá 20.000 đồng/kg thì năm nay loại xoài này rớt giá thê thảm mà sức mua vẫn chậm.

Năm trước, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giá xoài Úc vẫn có giá 20.000 đồng/kg, những quả loại nhỏ hơn thì 15.000 đồng/kg. Nhưng năm nay, loại size to thường để xuất khẩu sang Trung Quốc cũng chỉ bán được ở mức 10.000 đồng/kg.

Các tiểu thương cho biết, nguyên nhân khiến giá xoài Úc giảm mạnh như vậy là do ảnh hưởng dịch Covid-19. Vì không xuất khẩu được nên phải tiêu thụ ở thị trường trong nước. Do cạnh tranh với nhiều loại xoài khác, lại đúng mùa có nhiều loại quả ngon như mận, dứa, dưa lê, dưa hấu... nên tiêu thụ chậm. Bởi thế, những hộ trồng xoài Úc buộc phải giảm giá mạnh để bán cho nhanh.

Nông dân Bình Dương cầu cứu

Hội Nông dân huyện Phú Giáo (Bình Dương) có công văn kêu gọi giải cứu dưa lưới cho nông dân đang bị tồn đọng hàng chục tấn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Dưa lưới được nông dân Phú Giáo sản xuất tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Gần đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, một số tỉnh, thành phía Bắc và Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội, chợ dân sinh và cửa hàng bán lẻ cũng tạm thời đóng cửa dẫn đến việc tiêu thụ dưa lưới giảm mạnh. Dưa lưới là trái cây tươi, thời gian bảo quản ngắn từ 7-10 ngày, nếu không tiêu thụ kịp thời sẽ hư hỏng, thiệt hại kinh tế rất lớn cho nông dân.

Hiện nay, Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Kinh Long đang thu hoạch 15 tấn dưa và sản phẩm sắp đến kỳ thu hoạch khoảng 15 tấn, tổng cộng số lượng dưa lưới tồn khoảng 30 tấn. Hội Nông dân huyện Phú Giáo vận động người dân trên địa bàn đăng ký mua ủng hộ, hỗ trợ tiêu thụ số lượng dưa lưới còn tồn đọng với giá 20.000 đồng/kg để không bị hư hỏng, gây thiệt hại về kinh tế cho nông dân sản xuất dưa lưới.

Về phía Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long cũng đã có văn bản gửi Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh Bình Dương hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm giúp bà con nông dân, thành viên hợp tác xã giải quyết khó khăn, có điều kiện tái sản xuất góp phần phát triển kinh tế tập thể tại địa phương.

 

t.jpg
Dưa lưới tồn đọng chưa tìm được đầu ra.

 

Ông Nguyễn Hồng Quyết, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Công nghệ cao Kim Long, cho biết, hợp tác xã hiện có 45 thành viên với diện tích sản xuất dưa lưới khoảng 15ha. Bình thường mỗi ngày hợp tác xã bán được 3 tấn hàng đi các tỉnh nhưng nay chỉ được 1 tấn. Với giá 20.000 đồng/kg dưa lưới như hiện nay chỉ đủ chi phí sản xuất cho bà con nông dân, chưa tính khấu hao, phí giao hàng.

“Tôi mong muốn nhờ các ban ngành giới thiệu điểm bán, vị trí có nhiều khách hàng qua lại bán hàng giải cứu cho bà con nông dân. Hay có chương trình hỗ trợ, liên kết với doanh nghiệp có nhu cầu bao tiêu để bớt đi hàng tồn đọng, hàng đang chuẩn bị thu hoạch”, ông Nguyễn Hồng Quyết nói.

Cũng trong hôm nay, trên mạng xã hội, cộng đồng mạng cũng đã có nhiều bài viết kêu gọi giải cứu dưa lưới cho bà con huyện Phú Giáo với giá từ 20.000-25.000 đồng/kg, tức chưa bằng 50% so với giá bán trên thị trường trước đây.

Tìm cách thoát 3 “lời nguyền” của ngành nông

Bày tỏ một trong những điểm trăn trở nhất, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chỉ ra thách thức lâu nay, là điểm nghẽn, mà ông ví von là 3 “lời nguyền”, đó là sự manh mún, tự phát, nhỏ lẻ trong nền sản xuất nông nghiệp.

“Nếu không giải quyết được lời nguyền này thì sự phát triển của nông nghiệp sẽ luôn đụng trần, cả về năng suất, sản lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh hàng hóa…”. Do đó, việc phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã là câu chuyện sống còn, là nền tảng để vượt qua lời nguyền nêu trên.

 

nganh-che-bien-nong-san-viet-nam.jpg
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến.

 

Với mục tiêu đặt ra đến năm 2025 đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành từ 2,5 đến 3%, kim ngạch xuất khẩu 48 đến 50 tỷ USD, thời gian tới, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, ngành xác định tạo những bước chuyển mạnh mẽ.

Đó là chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp trong bối cảnh mới. Chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp”; coi nông nghiệp là ngành kinh tế, mục tiêu cốt lõi là hiệu quả.

Chuyển từ “Chuỗi liên kết cung ứng nông sản” sang “Chuỗi liên kết giá trị ngành hàng”.

Chuyển từ “nền nông nghiệp sản lượng cao” sang “nền nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững”.

Chuyển từ “phát triển đơn ngành” sang “tích hợp đa ngành”, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị ”.

Chuyển từ “hỗ trợ đầu vào” sang “vừa hỗ trợ đầu vào, vừa chú trọng hỗ trợ, kết nối đầu ra”. Ngoài quan tâm phát triển thị trường xuất khẩu, chú trọng phát triển thị trường nội địa với sức tiêu thụ của khoảng 100 triệu dân.

Chuyển từ mục tiêu “hỗ trợ kinh tế hộ” sang “hỗ trợ kinh tế tập thể”, tập trung nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp và các hình thức hợp tác khác; từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động của các chủ thể. Ngoài việc quan tâm thu hút doanh nghiệp lớn, cần có chính sách mạnh để “cân bằng, hỗ trợ doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, kinh tế hộ”.

 

Thanh Tâm (t/h)
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

Top