Về xã Nghi Long (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) mùa này, cảm nhận cái rét lạnh buốt, thế nhưng, người người, nhà nhà vẫn hăng hái ra đồng vun, tưới từng luống hoa cúc, hoa ly… để chuẩn bị Tết.
Xóm 13 xã Nghi Long, trước đây người dân trồng lúa, hoa màu. Những năm gần đây, trên mảnh đất ấy, từng mô hình, hộ gia đình đã chuyển sang trồng hoa. Chính từ việc nhạy bén trong cách nắm bắt tâm lý, nhu cầu, thị hiếu của người dân, nông dân xã Nghi Long đã mang lại diện mạo mới cho việc phát triển kinh tế quê nhà.
Các làng hoa trên đất lúa không những phá thế độc canh, mà còn tạo nguồn thu nhập khá cho người nông dân nơi này. Bên cạnh đó, “nghề” trồng hoa đã nên một vẻ đẹp đầy sức xuân trên quê hương Nghi Lộc.
Theo chân các gia đình trồng hoa nơi đây, thời điểm hiện tại nhiều hộ đã bắt đầu xuống giống các loài hoa. Tùy theo thời gian sinh trưởng, phát triển của từng loài hoa mà người trồng sẽ chọn thời gian xuống giống cho phù hợp để đảm bảo cho cây ra hoa đúng dịp Tết.
Để có những bông hoa chất lượng, đẹp mắt và đắt giá, các chủ vườn hoa cần chăm sóc kỹ càng, từ khâu chọn giống, chăm sóc cho đến tưới nước, bón phân...
Mùa rét mướt cũng là lúc anh Nguyễn Tứ Mỹ (xóm 13, xã Nghi Long) tích cực chăm sóc vườn hoa của mình để chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên đán năm nay. Vườn hoa của anh Mỹ trồng quanh năm, nhưng để chuẩn bị hoa bán Tết anh tập trung chủ yếu cho gần 1 ha hoa ly và hoa cúc.
Anh Mỹ chia sẻ: “Hiện nay, các vườn hoa ly đã xuống giống xong, gia đình tôi trồng 2 loại hoa ly, ly ú và ly thường. Riêng với ly ú thì cao, thơm, nhiều cánh đầu tháng 10 âm thì giờ bắt đầu ra nụ”.
Đối với hoa cúc, vì thời tiết thuận lợi nên đang phát triển tốt, lá không bị héo. Mỗi ngày tưới nước, bơm thuốc và phân bón 1 lần/tuần. Đặc biệt, ở giai đoạn này, anh chuẩn bị cắm cọc để hoa không bị gãy. Công việc chính bây giờ của anh là giữ độ ẩm cho cây, kiểm soát dịch bệnh, sâu hại, để tạo sự căng tròn cho búp. Anh Mỹ cho biết, hiện, công đoạn xuống giống đã xong, chỉ còn chờ đến cuối tháng 11 hoa sẽ bung nở.
Xã Nghi Long (huyện Nghi Lộc) được mệnh danh là “thủ phủ” hoa Ly. Dịp này là thời điểm các hộ trồng hoa dồn sức chăm hoa cho kịp bung ngày tết. Thậm chí, các hộ gia đình còn sinh hoạt ngay tại vườn. Bên cạnh đó, nhiều chủ vườn còn thuê thêm lao động, tỉ mỉ chăm sóc, đảm bảo kĩ thuật để hoa không nở sớm, cũng không nở muộn.
Để có được những bông ly, cúc vàng trưng tết là cả một quá trình kỳ công của người nông dân. Những cánh hoa đầy sắc xuân không chỉ báo hiệu Tết đến xuân về mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những người cần mẫn, sáng tạo, chịu khó và nhạy bén.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…