Nhiều năm trở lại đây, trồng ngô sinh khối lớn đang được người dân Nghệ An đưa vào trồng nhiều thay thế cho ngô lấy hạt. Với lợi thế như nâng cao hệ số sử dụng đất, đầu ra ổn định..., ngô sinh khối lớn đang được mở rộng diện tích tại nhiều địa phương.
Từ lâu, Anh Sơn được xem là vựa ngô lớn của tỉnh Nghệ An với diện tích luôn duy trì trên 2.300 ha/vụ. Thời gian qua, nhu cầu cây ngô dùng làm thức ăn cho gia súc tại các trang trại chăn nuôi bò lớn trong và ngoài tỉnh tăng, nông dân Anh Sơn đã chú trọng trồng ngô sinh khối cho thu nhập cao. Vụ xuân năm nay toàn huyện có trên 500 ha ngô sinh khối tập trung ở các xã Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Thạch Sơn. Hiện bà con sử dụng đồng loạt các loại giống ngắn ngày như: CT888, CT919, CP101… Bởi các giống này có ưu điểm nổi trội là thời gian sinh trưởng ngắn; mật độ cây cao hơn, năng suất sinh khối cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.
Nhằm tạo bước đột phá trong năng suất, sản lượng cũng như hệ số sử dụng đất, huyện Anh Sơn có chủ trương sản xuất ngô sinh khối lớn với số lượng 4 vụ/năm và xã Tam Sơn đã triển khai sản xuất rất thành công. UBND huyện Anh Sơn cũng đã chủ động mời TH, Vinamilk và một công ty chăn nuôi bò thịt ở Hà Tĩnh để phối hợp, thống nhất kế hoạch thu mua cây ngô hàng năm cho bà con nông dân.
Tại huyện Nghĩa Đàn, vụ đông xuân năm 2018 toàn huyện gieo trồng hơn 1.500 ha ngô sinh khối. Bà con phấn khởi vì ngô sinh khối vừa được mùa, được giá. Với chủ trương thâm canh không bằng tăng vụ, đây là năm thứ 5 người dân xã Nghĩa Thịnh trồng 3 vụ ngô/năm. Để bao tiêu sản phẩm, chính quyền xã Nghĩa Thịnh cũng đã ký kết hợp đồng cung cấp ngô nguyên liệu cho doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thu mua. Một năm có thể trồng 3-4 vụ, 1ha cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Hiện nay, trồng ngô sinh khối được đánh giá có nhiều cái lợi như: rút ngắn thời gian, mỗi vụ chỉ khoảng 80 ngày, bà con không phải quá lo lắng về thời tiết, bệnh hại làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng ngô hạt, lại tăng hệ số sử dụng đất và tăng thu nhập cho bà con. Do vậy mà ở Nghệ An có nhiều huyện trồng ngô sinh khối với diện tích lớn như Thanh Chương, Con Cuông, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ... Ngành nông nghiệp tỉnh cũng đang theo dõi đánh giá để nhân rộng mô hình./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…