Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 17 tháng 12 năm 2020 | 21:47

Nghị quyết 120 góp phần đưa ĐBSCL phát triển bền vững

Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ là chủ trương có tính đột phá về phát triển để kiến tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và an toàn, thịnh vượng.

 Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hoàn thành vào năm 2021 tạo thuận lợi cho việc giao thương giữa TP. HCM với ĐBSCL.

 

Thay đổi sau 3 năm

Có thể thấy, sau 3 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, bước đầu đã tích hợp, lồng ghép kết quả các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ, các dự án phát triển đã tạo đà mạnh mẽ cho ĐBSCL. Trong đó, hệ thống cơ chế, chính sách đã và đang được hoàn thiện, tập trung thúc đẩy phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, ổn định dân cư gắn kết các quy hoạch phát triển cùng với các hoạt động đầu tư công đã có tính dẫn dắt, thúc đẩy, kết nối, giải quyết các vấn đề cấp bách về dân sinh được quan tâm. Hoạt động hợp tác quốc tế được thúc đẩy góp phần thu hút nguồn lực, tri thức, công nghệ.

Sau 3 năm triển khai Nghị quyết, Quốc hội, Chính phủ đã bố trí kinh phí để triển khai các dự án cầu Mỹ Thuận 2 trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ, quốc lộ 57 Bến Tre - Vĩnh Long, quốc lộ 53 Trà Vinh - Long Toàn, quốc lộ 30 Cao Lãnh - Hồng Ngự...

Nhiều dự án trọng điểm kết nối hạ tầng cơ sở cũng đã được triển khai, gồm đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi, cầu Long Bình, luồng tàu biển lớn vào sông Hậu, dự án kết nối vùng ĐBSCL...

Đây chính là điều kiện thúc đẩy chuyển đổi quy mô lớn theo cơ cấu kinh tế và theo lãnh thổ trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng và từng tiểu vùng. Thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị cho các sản phẩm, dịch vụ. Nhiều chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, khắc phục sụt lún, sạt lở bờ sông bờ biển, bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội đang được triển khai thực hiện tập trung vào những vấn đề cấp bách…

Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ là chủ trương có tính đột phá về phát triển để kiến tạo vùng ĐBSCL phát triển bền vững, thích ứng với BĐKH và an toàn, thịnh vượng.

Cũng theo ông Cường, phương châm “thuận thiên” mà Thủ tướng Chính phủ nêu ra được quán triệt thực hiện, qua đó, chúng ta chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, sống chung và coi lũ, nước mặn, nước lợ là tài nguyên để phát triển kinh tế với phân vùng hợp lý trên cơ sở phân bổ tài nguyên nước của toàn vùng.

Hiệu quả của việc phân vùng, chuyển đổi sản xuất theo phương châm thuận thiên được chứng minh qua đợt hạn mặn kỷ lục 2019-2020. Qua đây đã chuyển hóa được thách thức thành cơ hội cho phát triển, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh. Ví dụ như, thiệt hại về riêng diện tích lúa đợt hạn mặn vừa qua chỉ bằng khoảng 10% so với đợt hạn mặn năm 2015-2016.

Theo ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn, 3 năm không phải là 1 thời gian quá dài cộng với những yếu tố khác, đã tạo những chuyển biến hết sức tích cực. Mức tăng trưởng trong ngành nông nghiệp của ĐBSCL cao hơn cả nước trong điều kiện dịch bệnh, bất ổn thị trường. Nông nghiệp vùng ĐBSCL đã có sự duy trì và tăng trưởng từ 4,6-4,7%, cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng chung của cả nước. Ngoài ra, đã thu hút được các nhà đầu tư lớn vào trong ĐBSCL...

Nhiều thách thức

Tuy nhiên, để Nghị quyết 120 được triển khai nhanh hơn, trong giai đoạn 5 năm tới, trên cơ sở Chương trình hành động tổng thể thực hiện các Bộ ngành, địa phương ĐBSCL phải đề xuất các dự án đưa vào Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025, đặc biệt các dự án có quy mô vùng, liên tỉnh thích ứng BĐKH.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành và Ngân hàng thế giới (WB) đã xây dựng Chương trình hỗ trợ đầu tư ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH với số vốn 1,05 tỷ USD.

 

 ĐBSCL còn đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng xâm nhập mặn.

 

Theo GS, TS Trần Thục, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, tuy ĐBSCL đã và đang đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng việc triển khai Nghị quyết vẫn còn nhiều hạn chế như: sự thiếu chủ động trong liên kết giữa các bộ, ngành, địa phương, thu hút nguồn lực còn chưa tương xứng với kỳ vọng...

Theo đó, cần sớm quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL để lôi kéo được sự tham gia của đối tác trong và ngoài nước mà các địa phương và người dân là thành tố quan trọng nhất. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng về việc các cộng đồng được hưởng lợi và những đối tượng chịu thiệt hại khi quy hoạch tổng thể như thế nào, đồng thời lắng nghe, tận dụng vốn kiến thức của người dân địa phương trong quy hoạch.

Bên cạnh đó, thời điểm tới, khi tình trạng xâm nhập mặn, mất phù sa diễn ra ngày càng mạnh, cần có chiến lược tập trung dồn lực phát triển cho các thành phố lớn, các vị trí quan trọng càng sớm càng tốt, trong đó xem xét chấp nhận tổn thất diện tích đất bị xâm nhập mặn để chuyển đổi mục đích sử dụng.

Nhiều chuyên gia khác cho rằng, hiện nay chưa có cơ chế đặc thù riêng cho vùng ĐBSCL vì vẫn phải trong khuôn khổ phát triển chung của đất nước nên việc lập hội đồng điều phối vùng chính là nền móng ban đầu, từ đó tháo gỡ rào cản, giải phóng nguồn lực cho sự phát triển của vùng ĐBSCL trong thời gian tới.

Ngoài ra, liên kết liên vùng với TP. Hồ Chí Minh, với khu vực Đông Nam Bộ rất quan trọng với ĐBSCL. ĐBSCL cần phải có liên kết nội vùng trong đồng bằng để thu hút nguồn vốn, con người. Có một cái khó trong ĐBSCL là giống nhau nhiều mặt như: Lúa, thủy sản, cây ăn trái các tỉnh đều giống nhau. Vậy trong quy hoạch cần xác định rõ những nơi nào có thế mạnh hơn để phát triển kinh tế và liên kết tốt hơn”, GS.TS Trần Thục đề xuất. 

 

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top