Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 4 tháng 4 năm 2019 | 10:27

Người trồng dứa xứ Thanh lao đao trước cảnh “được mùa, rớt giá”

Giá xuống thấp khiến người trồng dứa tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa lao đao. Trước thực trạng đó, Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã có công văn khẩn, yêu cầu các địa phương báo cáo.

Vào thời điểm này, người trồng dứa tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang vào vụ thu hoạch. Song, giá xuống thấp, khiến người trồng dứa tại nhiều huyện, thị, như: Hà Trung, Bỉm Sơn, Yên Định, Ngọc Lặc, Thạch Thành... lâm cảnh lao đao, lo lắng.

 

20190401160117-1554208854706.jpg
Nông dân xứ Thanh đang thu hoạch dứa niên vụ 2019.

 

Nhiều người trồng dứa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi, nên năng suất dứa cao hơn những năm trước. Sản lượng dứa trung bình khoảng 55-60 tấn/ha. Tuy nhiên, hiện giá dứa loại 1 chỉ bán được 3.000 đồng/kg. Trừ chi phí, người trồng dứa không những không có lãi mà còn lỗ vốn.

Anh Đỗ Xuân Hải, trú tại huyện Hà Trung, cho hay: Năm nay, gia đình có 7 - 8ha dứa đã và đang vào mùa thu hoạch. Cứ 1 ha dứa, gia đình anh phải chi phí từ 150  -170 triệu để trồng. Tuy nhiên, với giá bán dứa hiện tại dao động từ 2.000 – 3.000 đồng/kg, thì gia đình anh phải chịu lỗ hàng chục triệu đồng/ha.

“Biết rằng, trồng dứa, trồng mía cho thu nhập rất bấp bênh, người nông dân nơi đây muốn chuyển đổi cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Song, do đặc trưng thổ nhưỡng của địa phương chỉ hợp với cây mía và cây dứa, nên người dân đành phải chấp nhận đối mặt với cảnh lời, lỗ thất thường”, anh Hải cho biết thêm.

 

20190401155752-1554208854707.jpg
Tuy dứa năm nay có năng suất hơn các năm trước, nhưng người trồng dứa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang lao đao vì giá bán xuống thấp

Qua tìm hiểu của PV, tại một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như Yên Định, Thạch Thành…, giá dứa cũng chỉ dao động từ 2.500 đồng - 3.000 đồng/kg, khiến các hộ dân trồng dứa hết sức lo lắng.

Được biết, sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, người trồng dứa còn bán với giá khoảng 4.200 đồng/kg. Thế nhưng, kế từ thời điểm sau rằm tháng Giêng đến nay, giá dứa bắt đầu giảm xuống, cao nhất chỉ bán được với giá 3.000 đồng/kg.

Tuy bán với giá 3.000 đồng/kg, nhưng hiện người trồng dứa ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa tìm được đầu ra ổn định, mà còn đang ở trong thực trạng mạnh ai nấy bán. Vì thế, người dân trồng dứa luôn phải đối mặt với cảnh “được mùa, rớt giá” nên không thể yên tâm đầu tư sản xuất.

Nhiều người cho rằng, nguyên nhân dẫn đến giá bán dứa thấp là do vài năm trở lại đây, người dân trồng dứa tự phát quá nhiều, không có quy hoạch. Trong khi đó, thị trường hoa quả lại ngày càng phong phú, nên người tiêu dùng có nhiều lựa chọn.

Trước thực trang trên, vào ngày 3/4, Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn khẩn, để yêu cầu các huyện, thị, thành báo cáo tình hình sản xuất dứa gai niên vụ 2019 của các địa phương.

 

img-2739-1554300165244.jpg
Trước thực trạng giá xuống thấp, Sở  NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công văn khẩn, để yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình sản xuất dứa gai niên vụ 2019 trên địa bàn.

Theo đó, Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa đề nghị UBND các huyện, thị, thành tiến hành thống kê và báo cáo tổng diện tích trồng dứa của người dân và các nông lâm trường, các công ty đóng tại địa phương. Trong đó, Sở yêu cầu các địa phương phải báo cáo rõ: Diện tích dứa trồng có ký kết bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp; diện tích dứa trồng tự phát, hình thức tiêu thụ tự do; năng suất bình quân; tổng sản lượng dứa trên địa bàn năm 2019; giá dứa bình quân trên địa bàn.

Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa đề nghị các địa phương báo cáo một số giải pháp trong chỉ đạo sản xuất, liên kết bao tiêu sản phẩm dứa trên địa bàn trong thời gian vừa qua.

 

Văn Cương
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top