Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang đến gần, tại Hải Phòng các nhà vườn trồng hoa phục vụ nhân dân chơi Tết bày tỏ lo lắng trước sức tiêu thụ của hoa năm nay chậm, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Với cái rét tê tái của những ngày cuối năm, những ngày này tại các nhà vườn trồng hoa phục vụ nhân dân chơi tết đã sẵn sàng cung ứng cho thị trường trong và ngoài thành phố. Tại cánh đồng hoa của huyện An Dương, TP. Hải Phòng, nơi được ví như thủ phủ trồng hoa của TP. Hải Phòng, chúng tôi thấy hàng vạn cây đào đã không còn màu xanh của lá, và cũng chưa thấy sắc thắm của hoa.
Để hoa đào nở rộ vào đúng dịp Tết và người chơi được thưởng thức dài ngày hơn, người trồng đào phải tính toán từng ngày. Mỗi giống đào có chu kỳ phát triển khác nhau, do đó, ứng với thời điểm tiện thân, tuốt lá cũng khác nhau.
Trò chuyện với Kinh tế nông thôn, bà Nguyễn Thị Thanh thôn Kiến Phong, xã Đồng Thái, huyện An Dương, TP. Hải Phòng cho biết: “Hơn 10 năm vợ chồng tôi trồng đào chưng Tết. Cây đào lại khó tính, thời gian trừ sâu bệnh và cách chăm sóc đào cũng không dễ, phải mất khá nhiều công. Đào là hàng hoa nên chăm sóc đào khá khó khăn và tốn kém, không giống lúa hay các cây hoa màu. Năm nay vì tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên lái buôn tới mua hoa ít lắm. Người đến mua cũng kém, có khi chỉ xem xong rồi về luôn, trong khi đó giá hoa năm nay bán thấp hơn năm ngoái đế 30%, bình quân 500 - 600 nghìn/cây mà cũng không chạy được hàng”.
Có mặt tại vườn đào của bà Nguyễn Thị Chính xã Đặng Cương, huyện An Dương, TP. Hải Phòng, như một thói quen, thấy chúng tôi là người lạ bà Chính đến gần và nhanh nhẹn giới thiệu những gốc đào đẹp nhất của gia đình. Tận tình hỏi, phục vụ nhu câu của khách hàng thuê hay mua cả cây… khi biết chúng tôi là PV, bà Chính than thở: “Năm nay dịch bệnh nông dân khổ quá, mọi năm tầm này người dân đến ruộng của gia đình tôi đặt thuê hoặc mua hoa tấp lập lắm, đến giáp tết là không còn hoa để bán, vậy mà năm nay ảm đạm, vườn không một bóng người qua xem, chỉ có khoảng 40 gốc được người thân quen đặt trước. Năm nay thời tiết rét, thuận lợi cho cây đào, nhưng lại bị ảnh hượng nặng nề bởi dịch bệnh, người chơi hoa tết cũng giảm mạnh. Tôi lo lắng vậy thôi, nhưng vẫn lạc quan vì vẫn còn thời gian. Chỉ mong từ giờ đến Tết, khách đổ về ủng hộ phần nào để bà con bớt nỗi lo, cũng có thêm thu nhập để ăn Tết”.
Khi dịch Covid-19 bùng phát tại TP. Hải Phòng, việc đi lại khó khăn ảnh hưởng nhiều đến lưu thông hàng hóa, tiêu thụ hoa cây cảnh cho người dân. Trồng và chăm sóc đào đòi hỏi người trồng phải khéo léo, tỉ mỉ và kỳ công, biết tính toán thời tiết để chia giai đoạn uốn tỉa, chăm sóc. Nếu thời tiết ấm thì bà con chủ động tuốt lá muộn hơn, còn nếu thời tiết lạnh kéo dài thì sẽ vun gốc, tưới nước ấm đảm bảo cho nụ hoa phát triển bình thường.
Dù có lắm nhọc nhằn, vất vả nhưng không thể phủ nhận nghề trồng hoa đào đã mang lại nguồn thu nhập cao hơn với cấy lúa, giúp người nông dân ổn định cuộc sống. Không những thế, hoa đào còn tạo nên sức hút của một vùng quê mỗi khi Tết đến xuân về, giúp gìn giữ và phát huy nghề truyền thống ông cha để lại.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.