Tết Mậu Tuất năm nay, nhiều nhà vườn trồng trái cây, hoa kiểng tại ĐBSCL thắng lớn nhờ trúng giá, trong khi thương lái lại "méo mặt" vì hàng dội chợ.
Ông Nguyễn Trung Tính (xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) cho biết dịp Tết vừa qua, nhà ông trồng 5 công bưởi Năm Roi và được thương lái đặt cọc trước. Trong đó, bưởi chưng Tết có giá rất cao, 45.000 đồng/kg (loại 1,2 kg/trái trở lên và còn cuống), trong khi Tết năm 2017 chỉ 30.000-35.000 đồng/kg. Theo ông Tính, do 2017 là năm nhuần, lượng bưởi thu hoạch dịp Tết hạn chế, cung không đủ cầu nên giá cao.
Người trồng hoa, kiểng ở ĐBSCL lãi khá nhờ được giá
Anh Nguyễn Nhân (ngụ xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) lãi khoảng 70 triệu đồng từ việc bán dưa hấu chưng Tết. "Nhà tôi trồng 2 công dưa hấu, thu hoạch 10 tấn, loại từ 5 kg/trái trở lên, bán trong dịp Tết với giá 10.000-15.000 đồng/kg, được giá hơn năm rồi nên lãi đậm".
Ông Bùi Thanh Liêm - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre - nhìn nhận dịp Tết 2018, đa phần nhà vườn trồng hoa kiểng đều có lãi nhờ giá bình quân tăng 5%-10% so với năm trước.
Tuy nhiên, nhiều thương lái đến ngày 30 Tết phải "đại hạ giá" sản phẩm nhưng vẫn không có người mua. Bà Ngô Thị Mỹ Hạnh - một thương lái ở xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long - buồn bã: "Tôi sang Trà Vinh mua dưa hấu giá 10.000 đồng/kg chở về chợ Trà Ôn bán trong dịp Tết. Kế lô của tôi cũng có nhiều người bán dưa hấu nên dội chợ, tới 29, 30 Tết phải bán tháo, chỉ từ 6.000-8.000 đồng/kg".
Những người kinh doanh hoa kiểng cũng không khá hơn. Đến chiều 30 Tết, họ phải bán rẻ hoa hoặc đổ bỏ. Ông Trần Văn Năm (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) ngao ngán: "Tôi thuê một lô ở hồ Xáng Thổi (đường Hoàng Văn Thụ, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) để bán hoa từ 22 tháng chạp nhưng đến chiều 30 vẫn còn hơn 100 chậu cúc mâm xôi, vạn thọ, mai cũng không ai mua dù giá rất thấp. Riêng mai có thể đem về chăm sóc, năm sau bán tiếp; còn cúc với vạn thọ đành đem quăng đi vì nở hết".
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…