Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 20 tháng 5 năm 2021 | 18:39

Nhiều giải pháp giúp người dân Lý Nhân trong khu cách ly, giãn cách xã hội duy trì sản xuất

Song song với việc quyết tâm khoanh vùng, truy xét nguồn lây và quyết tâm dập dịch bệnh, chính quyền, quân, dân và các hội đoàn thể còn đưa ra nhiều giải pháp giúp đỡ các hộ cách lý tập trung chăm sóc lúa xuân, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Huyện Lý Nhân là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tỉnh Hà Nam trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần này với 6.407 hộ tương đương 18.583 nhân khẩu cách ly, giãn cách xã hội ở các xã Đạo Lý, Bắc Lý, Chân Lý, Công Lý. Song song với việc quyết tâm khoanh vùng, truy xét nguồn lây và quyết tâm dập dịch bệnh, chính quyền, quân, dân và các hội đoàn thể còn đưa ra nhiều giải pháp giúp đỡ các hộ cách lý tập trung, giãn cách xã hội chăm sóc lúa xuân, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
 

Thành viên các HTX NN đã giúp người dân trong các khu cách ly chăm sóc cây dưa.

 

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, vấn đề sản xuất nông nghiệp như: công tác phòng trừ sâu bệnh cho vụ lúa xuân, tiêu thụ nông sản, phong ngừa dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm,.. của các xã cách ly và giãn cách xã hội đã được các cấp chính quyền huyện Lý Nhân đặc biệt quan tâm.
 
Trao đổi với phóng viên bà Đỗ Thu Hòa, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lý Nhân cho biết, ngay từ khi xuất hiện dịch Covid-19 trên địa bàn, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã đánh giá tình hình thực tế và tham mưu với UBND huyện triển khai nhiều giải pháp để giúp đỡ các hộ cách lý tập trung, giãn cách xã hội chăm sóc lúa xuân, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như: HTX NN chủ trì phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện cùng với cán bộ bảo vệ thực vật cơ sở, cán bộ khuyến nông viên cơ sở theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển cây lúa để phòng trừ các đối tượng sâu bệnh; HTX NN kết hợp với tổ dịch vụ, hội viên của các hội đoàn thể của xã hỗ trợ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, hỗ trợ công tác thu hoạch lúa cho các hộ gia đình đặc biệt các hộ gia đình bị cách ly tập trung cả hộ, cách ly tại gia đình; ghi nhận số lượng cho hộ gia đình; HTX NN sẽ là cầu nối giữa hộ sản xuất với đơn vị thu mua nông sản (Công ty Huynh Tuấn, Công ty Quang Long).
 

Những sản phẩm mà người dân trong các khu cách ly muốn bán sẽ được tổ Covid-19 cộng đồng khử khuẩn rồi trở ra khu tập kết cho thương lái mang đi.

 

HTX NN còn kết hợp với tổ dịch vụ, hội viên các hội đoàn thể của xã hỗ thu dưa cho các hộ rồi vận chuyển ra địa điểm thu mua, ghi nhận số lượng cân cho các hộ, đặc biệt là các hộ gia đình bị cách ly tập trung cả hộ, cách ly tại gia đình.
 
Kết hợp với cán bộ thú y cơ sở, hội viên các hội đoàn thể của xã theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc; hỗ trợ trong việc vận chuyển thức ăn vào, vận chuyển gia súc, gia cầm đủ tuổi xuất bán ra điểm chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
 
Kết nối cán bộ thú y cơ sở, hội viên của các hội đoàn thể của xã kết hợp cùng với gia đình theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc; hỗ trợ trong việc vận chuyển thức ăn vào, vận chuyển gia súc, gia cầm đủ tuổi xuất bán ra điểm chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
 

 Trứng gà được tổ Covid-19 cộng đồng khử khuẩn rồi trở ra khu tập kết bán cho thương lái.

 

Tham mưu với UBND huyện có ý kiến với BCĐ phòng chống dịch bệnh, các điểm chốt kiểm soát dịch bệnh tạo điều kiện cho đơn vị thu mua dưa, cung ứng thức ăn chăn nuôi có thể tiếp cận đến địa điểm thu gom nông sản, địa điểm nhận thức ăn chăn nuôi; tạo điều kiện cho người dân ra đồng ruộng để thu hoạch dưa, vận chuyển ra địa điểm thu mua, lấy thức ăn chăn nuôi và phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa; tạo điều kiện đưa cơ giới hóa thu hoạch lúa cho các hộ gia đình.
 
Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân Lê Đức Nhượng cho biết, từ ngày 3/5, khi dịch Covid-19 bùng phát tại một số địa phương, UBND huyện Lý Nhân đã triển khai ngay các giải pháp hỗ trợ người dân trong vùng dịch ổn định cuộc sống và duy trì phát triển sản xuất.
 

 Dưa chuột trong các khu cách ly muốn bán sẽ được tổ Covid-19 cộng đồng khử khuẩn rồi trở ra khu tập kết cho thương lái mang đi.

 

Để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có hiệu quả, người dân trong các khu cách ly tập trung, những địa phương phải giãn cách xã hội yên tâm cách ly, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã lên phương án đảm nhiệm việc phun thuốc trừ sâu, chăm sóc lúa xuân, thu hoạch nông sản chuyển đến điểm giao cho doanh nghiệp tại trục đường chính. Thức ăn chăn nuôi, gia cầm giống khi nhập được đưa về địa điểm tập kết, tổ Covid-19 cộng đồng giao đến tận hộ không để người dân tập trung đến lấy tại 1 điểm.
 
Việc mua, bán nông sản, con giống, vật tư hay thu hoạch nông sản, chăm sóc cho vụ lúa xuân,… đều được tổ chức thực hiện bảo đảm quy định phòng, chống dịch bệnh.
 
Tính đến ngày 18/5, các HTX NN, tổ Covid cộng đồng đã tiêu thụ giúp người dân trong các khu cách ly: hơn 7 tấn dưa chột xuất khẩu, 6 tấn thịt lợn hơi; 2 tấn bánh đa nem và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa gần 90 mẫu.
 
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền và sự nỗ lực của các HTX NN, tổ Covid cộng đồng nên việc sản xuất tại vùng cách ly xã hội, giãn cách xã hội, kể cả những hộ có toàn bộ gia đình phải thực hiện cách ly tập trung đều bảo đảm, hoa màu đến kỳ được thu hoạch và lúa được phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
 
 
(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top