Trung Quốc đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe hơn với nông sản Việt Nam khiến nhiều mặt hàng có nguy cơ gặp khó khăn.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 5 tháng đầu năm ước đạt 1,08 triệu tấn, giá trị khoảng 414 triệu USD, giảm 17,6 % về sản lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam về mặt hàng này, chiếm tới 89,2%.
Dưa hấu xuất sang Trung Quốc. Ảnh: Q.Đ. |
Nguyên nhân khiến xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn giảm là xuất khẩu tinh bột sắn suy giảm mạnh trên cả hai kênh chính ngạch và biên mậu. Nguồn cung và chất lượng sắn củ tươi giảm mạnh nên hầu hết nhà máy chế biến tinh bột sắn ngưng sản xuất, khiến nguồn cung khan hiếm. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu đang giảm mạnh nên doanh nghiệp cũng có xu hướng gom hàng, ngưng xuất khẩu.
Cùng với sắn, các mặt hàng dưa hấu, chuối, vải cũng đang siết chặt. Theo đó, từ 1/5/2019, Hải quan Trung Quốc thực hiện thêm một số quy định mới với một số loại trái cây nhập khẩu từ Việt Nam. Với dưa hấu, hải quan nước này không cho phép dưa hấu lót rơm thông quan mà yêu cầu dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có sinh vật gây hại để bọc trái. Còn mít, họ yêu cầu dùng giấy dai kraft để bọc hoặc dùng bao bì là thùng giấy có in thông tin truy xuất nguồn gốc. Đối với chuối doanh nghiệp phải dùng thùng giấy hoặc túi nhựa để bọc (đều phải in mã và thông tin truy xuất nguồn gốc), vải thiều phải đóng gói trong thùng xốp có in tem chìm.
Sở dĩ, Trung Quốc ngày càng siết chặt nhiều mặt hàng của Việt Nam là vì hàng xuất khẩu sang quốc gia này tồn tại nhiều vấn đề bất cập như, làm giả giấy chứng nhận, tờ khai, đơn hàng. Song song đó, các sản phẩm của Việt Nam vi phạm tiêu chuẩn chất lượng nông sản.
Trong năm 2018, Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) nhập khẩu 1,53 triệu tấn trái cây Việt Nam, trong đó phát hiện 140 lô (chủ yếu là nhãn, chuối, chôm chôm) có sinh vật gây hại, không đạt tiêu chuẩn. Cũng trong năm vừa qua, Nam Ninh nhập khẩu 1,19 triệu tấn tinh bột sắn Việt Nam, phát hiện 3 lô không đạt tiêu chuẩn do có hàm lượng chì vượt mức cho phép.
Ngoài ra, phía Trung Quốc còn phát hiện hàng nước thứ ba mượn xuất xứ Việt Nam để vào Trung Quốc. Điển hình là ớt nhập khẩu Việt Nam nghi là ớt Ấn Độ (do có kích thước, đặc điểm khác với ớt Việt Nam), trong khi Ấn Độ chưa được phê chuẩn xuất khẩu ớt vào Trung Quốc./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…