Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 3 tháng 1 năm 2022 | 14:25

Nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả, giúp nông dân Nghệ An làm giàu

Những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều mô hình khuyến nông mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông dân.

Nhằm tận dụng diện tích mặt nước lớn của Hồ thủy điện Hủa Na, bản Na Chảo - Piềng Văn, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong và nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. Đầu năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đã xây dựng thí điểm mô hình nuôi cá diêu hồng với số lượng hơn 8.000 con tại khu vực lồng nuôi của hộ gia đình anh Trần Văn Thuận. Sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc, nhờ đó mà cá ít bệnh, sinh trưởng phát triển rất tốt, cho năng suất cao. Nuôi cá lồng thực sự đã và đang trở thành một sinh kế ổn định cho người dân nơi đây.

Hiện nay, anh Trần Văn Thuận là giám đốc HTX Nông nghiệp Dịch vụ Hủa Na với 24 thành viên tham gia, có số lồng gần 300 cái, riêng gia đình anh có 70 lồng đã được anh thả nuôi cá trắm, cá Diêu hồng, cá bọp, cá leo mỗi năm thu về khoảng 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

 

Những chiếc lồng cá chi chít trên long hồ thủy điện Hủa Na, giải quyết được việc làm cho người dân và cho thu nhập ổn đinh.
Những chiếc lồng cá chi chít trên long hồ thủy điện Hủa Na, giải quyết được việc làm cho người dân và cho thu nhập ổn đinh.

 

Trao đổi với chúng tôi, anh Thuận cho biết: trước đây chúng tôi nuôi tự phát, không có trình độ kỹ thuật nên cá hay bị bệnh, lúc bị bệnh cũng không biết xử lý nên hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2021, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá Diêu hồng, đến thời điểm hiện tại cá sinh trưởng phát triển rất tốt, đây cũng là đối tượng dễ nuôi, khả năng tiêu thụ tốt. Mặt khác, Trung tâm Khuyến nông còn phối hợp với các Doanh nghiệp để kết nối đầu ra cho sản phẩm cá Diêu hồng cũng như các đối tượng nuôi hiện nay trên hồ thủy điện.

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, các mô hình khuyến nông không chỉ đơn giản là cầu nối chuyển giao khoa học kỹ thuật sinh động theo cách “cầm tay chỉ việc”, mà còn hỗ trợ tích cực về giống, vốn... giúp nông dân vượt qua khó khăn, yên tâm sản xuất. Nhờ vậy, các mô hình đều phát triển tốt và cho năng suất cao. Từ đó, tạo điều kiện để nhân rộng và nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Cán bộ khuyến nông luôn bám sát địa bàn để hỗ trợ bà con nông dân
Cán bộ khuyến nông luôn bám sát địa bàn để hỗ trợ bà con nông dân.

 

Gia đình ông Nguyễn Đình Ân ở xóm Đồng Công, xã Đồng Thành, huyện Yên Thành là một trong những mô hình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ về giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật đã cải tạo 2 ha đất của gia đình để trồng cam Xã Đoài lòng vàng. Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, năm nay, vườn cam của gia đình ông Ân cho sản lượng hơn 30 tấn và trở thành vườn cam mẫu trên địa bàn.

Ông Nguyễn Đình Ân cho biết: Năm 2021, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An, gia đình đã chuyển đổi và cải tạo 2ha vườn kém chất lượng sang trồng cam Xã Đoài. Ngoài hỗ trợ 100% về giống và phân bón, Trung tâm còn thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật đến tận nhà vườn để hưỡng dẫn kỹ thuật chăm sóc. Hiện nay, vườn cam của gia đình được đánh giá là mô hình đẹp, năng suất, chất lượng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên vẫn đề tiêu thụ cam của gia đình nói riêng và các nhà vườn trồng cam tại Nghệ An nói chung đều đang gặp nhiêu khó khăn, nên rất mong muốn các cơ quan ban ngành kết nối, hỗ trợ chúng tôi trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm.

 

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An tổ chức Tọa đàm vườn cam mẫu tại trang trại cam Ân Thơm
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An tổ chức Tọa đàm vườn cam mẫu tại trang trại cam Ân Thơm

 

Thông qua các hoạt động đào tạo, xây dựng mô hình điểm, đưa tiến bộ KHKT tới bà con nông dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đã góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi và gia tăng giá trị sản xuất cho người nông dân. Qua đó, giúp nông dân trên địa bàn tỉnh thay đổi từ phương thức canh tác phân tán, nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, khuyến khích các hộ mạnh dạn đầu tư quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất. 

 

Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức nhiều hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm
Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức nhiều hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm

 

Ông Tạ Quang Sáng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An cho biết: Năm 2021 là một năm rất khó khăn do đại dịch Covod-19 nhưng trung tâm đã cố gắng thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ của cấp trên giao. Đặc biệt là xây dựng được 30 dạng mô hình trong lĩnh vực nông nghiệp về cây con và Thủy Sản. Trung tâm đã tập trung các mô hình để liên kết tiêu thụ sản phẩm, gắn kết thị trường trong tỉnh và ngoại tỉnh để tiêu thụ các sản phẩm trên địa bàn Nghệ An.

Tính riêng năm 2021,Trung tâm Khuyến Nông tỉnh đã triển khai hơn 30 mô hình cây con các loại trên địa bàn toàn tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An thực hiện thực sự đã đem đến hiệu quả thiết thực cho nông dân. Từ các mô hình, đến nay nhiều huyện, nhiều xã đã nhân rộng trên địa bàn. Đây cũng là tiền đề để Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An tiếp tục nhân xây dựng, triển khai và nhân rộng nhiều mô hình trong thời gian tới.

 

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top