Nông dân Hà Tĩnh hồ hởi xuống đồng chăm sóc lúa xuân sau Tết Nguyên đán
Sau những ngày vui Tết, đón Xuân Nhâm Dần 2022, người dân Hà Tĩnh đã xuống đồng, bắt tay vào chăm sóc lúa xuân, hy vọng về một vụ mùa bội thu.
Mặc dù những ngày đầu năm thời tiết Hà Tĩnh vẫn còn có rét và mưa nhẹ, nhưng khắp nơi, bà con nông dân đã tranh thủ xuống đồng tỉa dặm, lấy nước chăm sóc lúa xuân.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh, đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được 59.252/59.570 ha, đạt hơn 99,4% diện tích. Thời tiết thuận lợi nên các diện tích lúa xuân sinh trưởng và phát triển tốt. Các địa phương cơ bản tuân thủ lịch thời vụ và cơ cấu giống của tỉnh nên lúa sinh trưởng đồng đều, đảm bảo thời vụ sinh trưởng; hầu như không xảy ra hiện tượng lúa bị chết rét.
Hiện nay, các địa phương đang tập trung gieo cấy diện tích còn lại, phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/2. Cùng với đó, tổ chức ra quân dặm tỉa, phòng trừ một số loại sâu bệnh và chuẩn bị bón thúc đẻ nhánh.
Ông Hồ Lý Tiến, thôn Bình Minh, xã Thạch Bình, thành phố Hà Tĩnh vui vẻ cho biết: Dù đầu xuân năm mới, chúng tôi đã 80 tuổi nhưng vẫn tranh thủ ra đồng để làm cỏ, tỉa dặm, chăm sóc lúa.
"Đã khá lâu rồi người dân mới đón một cái tết rét như năm nay. Nhưng tiết trời này lại rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của lúa xuân. Lúa đạt độ 5 - 7 lá là có thể tiến hành tỉa dặm để kịp thời bón thúc đợt 1, giúp lúa bén nhanh và bước vào kỳ đẻ nhánh", ông Tiến cho biết thêm.
Bà Thạch Thị Thuận, thôn Nam Thắng, xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà thì cho biết, gia đình làm 7 sào, hoàn thành gieo cấy từ giữa tháng 12 âm lịch, đến nay lúa đã phát triển được 5 lá. Điều khiến bà phấn khởi là dù thời tiết mưa rét nhưng lúa vẫn lên đều, không bị chết.
“Qua Tết, tôi ra đồng từ ngày mồng 4 để “thăm lúa”, vừa kiểm tra mực nước trong ruộng, vừa xem mức độ phát triển của lúa. Nhờ thời vụ xuống giống gặp thời tiết tốt, đủ nước nên lúa phát triển đều và đẹp. Từ ngày hôm qua tôi bắt đầu xuống đồng tỉa dặm, nếu thời tiết tuận lợi thi trong khoảng 1 tuần tôi sẽ tỉa dặm xong”, bà Thuận nói.
Anh Nguyễn Kiều Hưng, thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên cũng cho hay, mặc dù đầu xuân năm mới nhưng anh tranh thủ ra đồng tỉa dặm, chăm sóc lúa để đảm bảo lúa phát triển đúng thời gian mùa vụ.
Ngày 8/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đã đi kiểm tra tình hình sản xuất vụ xuân năm 2022, trực tiếp kiểm tra tại một số địa phương thuộc 2 huyện Thạch Hà và Can Lộc.
Tại đây, ông Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao tinh thần ra quân sản xuất đầu năm của bà con nông dân. Ông cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo cho lúa xuân phát triển tốt.
Theo dự báo, thời tiết Hà Tĩnh sẽ tốt hơn vào những ngày tới, đây là điều kiện thuận lợi để bà con nông dân tập trung chăm sóc, tỉa dặm cho lúa xuân, bắt đầu một năm lao động mới với nhiều niềm vui và kỳ vọng một mùa bội thu.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.