Sáng ngày 2/12 tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn Quốc gia lần thứ VI với chủ đề: “Nông dân với chuyển đối số nông nghiệp”.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết, sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay đang tác động đến mọi mặt của xã hội, trong đó lĩnh vực nông nghiệp không nằm ngoài sự tác động này. Chuyển đổi số trong nông nghiệp làm cho sản lượng tăng, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp được nâng cao, nhiều loại sản phẩm nông nghiệp được thị trường quốc tế ưu chuộng, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể hàng năm cho Đất nước.
Hiện nay, kinh tế số đang là xu thế tất yếu của thời đại, được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Đặc biệt, dưới tác động của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã không còn là giải pháp lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia và từng lĩnh vực, từng người dân.
Với vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế quốc dân, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ là một trọng những yếu tố then chốt giúp nông dân, trang trại, HTX, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả sản xuất cao hơn.
Diễn đàn Nông dân với chuyển đổi số nông nghiệp có 2 chủ đề gồm: Chuyển đổi số nông nghiệp – cuộc “cách mạng” ruộng đồng và Hành trang cho nông dân bước vào thế giới chuyển đổi số.
Phát biểu chia sẻ tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã gợi ý một số nội dung để thảo luận, trong đó làm rõ được khái niệm chuyển đổi số trong nông nghiệp; những khó khăn, vướng mắc của người nông dân trong tiến trình chuyển đổi số nông nghiệp. Người nông dân phải chuẩn bị những gì, điều kiện ra sao để thực hiện chuyển đổi số?; cơ hội, thách thức và tiềm năng khi thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp; làm thế nào để xây dựng được cơ sở dữ liệu thống nhất của ngành nông nghiệp; làm thế nào để ngành nông nghiệp và Hội Nông dân cùng nhau hỗ trợ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của người nông dân và đưa ra các đề xuất, sáng kiến, kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ có các giải pháp, kế hoạch, chương trình cụ thể để hành động vì một nền nông nghiệp số với những người nông dân số.
Tham luận của các tổ chức trong và ngoài nước đều cho rằng, CNS hiện nay đã có rất nhiều ứng dụng tạo sự liên kết trong tất cả lĩnh vực kinh tế, trong đó lĩnh vực nông nghiệp cũng có nhiều ứng dụng giúp nông dân giảm bớt được sức lao động, làm năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng cao. Tạo được mối liên kết từ người nông dân, nhà quản lý, doanh nghiệp chế biến, từ đó đưa sản phẩm nông nghiệp đến các thị trường tiêu thụ.
Theo Báo cáo (Nền kinh tế số Đông Nam Á E-Conomy SEA 2021) nền kinh tế số của Việt Nam đã đạt 16 tỷ USD năm 2020, đạt 21 tỷ USD vào năm 2021(tăng 31%) và dự kiến đạt 57 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá có sự phát triển mạnh mẽ trong kinh tế số.
Tuy nhiên vẫn còn có những khó khăn khi ứng dụng CNS vào nông nghiệp, đó là hạn chế về trình độ CNS cấp quốc gia mới chỉ ở mức trung bình, cơ sở dữ liệu quốc gia còn thấp, cần phải được số hóa nhất là ở vùng sâu vùng xa, chất lượng đội ngũ cán bộ, logictics, kết nối các hộ nông dân và các doanh nghiệp chưa có nhiều.
Việc đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng CNS vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn hạn chế chiếm 0,6 GDP thấp hơn nhiều so với các nước khác, do đó Việt Nam xếp hạng gần cuối về kỹ năng số trong khu vực.
Về doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam vẫn là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trung bình, do các doanh nghiệp này thiếu vốn để đầu tư phát triển. Thiếu thông tin kết nối với các doanh nghiệp, nông dân và thị trường cũng là một rào cản làm cho các doanh nghiệp ở lĩnh vực này không phát triển.
Đối với nông dân chưa có những người nông dân sản xuất giỏi, quy mô sản xuất nhỏ do đất đai không được tích tụ nhiều, thiếu sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, thiếu các mô hình sản xuất ứng dụng CNS để tham quan học tập. Phần lớn các hộ nông dân thiếu thông tin, thiếu vốn và thiếu công nghệ.
Các tham luận trong Diễn đàn đều đưa ra những giải pháp, trong đó cần xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia, nâng cao nhận thức cho nông dân, khuyến khích đầu tư tài chính cho nông dân, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích tập trung đất đai, xây dựng các mô hình thí điểm để nông dân có điều kiện tham gia và học tập.
Trong Diễn đàn có rất nhiều câu hỏi của nông dân tiêu biểu, đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về chủ trương, chính sách, chế độ, những vướng mắc cần phải được giải quyết, tạo điều kiện để cho nông dân, doanh nghiệp hoạt động. Các câu hỏi đều được lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của Bộ NN&PTNT trả lời.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.