Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 2 tháng 7 năm 2022 | 10:17

Nông nghiệp Bắc Giang có nhiều điểm sáng

Trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, một số chỉ tiêu thực hiện vượt so với cùng kỳ năm trước, nông nghiệp phát triển toàn diện, ổn định, khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.

Ngay từ đầu năm 2022, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang đã bám sát chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chỉ đạo điều hành sản xuất hiệu quả.

6 tháng đầu năm 2022, lĩnh vực nông nghiệp có nhiều khởi sắc. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,7%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh, quy mô giá trị sản xuất toàn ngành đạt 19.935 tỷ đồng, bằng 50,9% kế hoạch.

Năm 2022, diện tích vải thiều đạt 28.300 ha, sản lượng dự kiến đạt trên 180 nghìn tấn, chất lượng ngày càng tăng, giá bán bình quân 20-35 nghìn đồng/kg.

 

Đạt được kết quả nói trên là do ngành Nông nghiệp đã thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, triển khai chương trình quản lý dịch bệnh trên cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao, nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng…

Qua đó, nhiều mô hình sản xuất mới tiếp tục được đầu tư, nhân rộng, tạo chuỗi giá trị gia tăng như: Mô hình sản xuất rau cần tại các xã Hoàng Lương, Hoàng Thanh - Hiệp Hòa liên kết bao tiêu sản phẩm với HTX Lý Hùng, HTX Dương Hảo, HTX Hoàng Hậu, HTX Hoàng Lương, giá trị đạt 490 triệu đồng/ha; mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của hợp tác xã rau sạch Yên Dũng tại xã Tiến Dũng   (130 triệu đồng/ha); mô hình sản xuất dưa bao tử với diện tích 10 ha tại các xã Quang Thịnh, Xương Lâm, Đào Mỹ - Lạng Giang (trên 200 triệu đồng/ha); vùng trồng ngô ngọt tại Mai Trung - Hiệp Hòa (138 triệu đồng/ha)…

Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh kế hoạch gieo trồng từng vụ gắn với chuyển đổi cây trồng và chỉ tiêu xây dựng cánh đồng lớn. Các loại cây trồng chủ lực tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất với quy mô lớn, có sự hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến.

Trong đó, sản xuất vụ chiêm xuân đảm bảo khung thời vụ, năng suất lúa ước đạt 60,5 tạ/ha. Năng suất, chất lượng hầu hết cây trồng chính đạt cao; sản xuất vụ chiêm xuân đảm bảo khung thời vụ, năng suất lúa ước đạt 60,5 tạ/ha, cao hơn 0,2 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2021, diện tích lúa chất lượng tăng 8,9%. Sản xuất vải thiều thuận lợi, diện tích 28.300 ha, sản lượng dự kiến đạt trên 180 nghìn tấn, chất lượng ngày càng tăng, giá bán bình quân từ 20-35 nghìn đồng/kg. Các loại cây trồng khác như rau, dưa, dứa, vú sữa, ổi… đến thời kỳ thu hoạch được tiêu thụ thuận lợi, giá bán tương đương so với cùng kỳ năm trước.

Tổng đàn gia cầm đang có xu hướng tăng, trong đó đàn gà 17,2 triệu con, tăng 14,4% so với cùng kỳ.

 

Ngành Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được quan tâm triển khai. Các địa phương tiếp tục duy trì chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng, tổng đàn gia súc đang có xu hướng giảm, trong khi tổng đàn gia cầm đang có xu hướng tăng lên, toàn tỉnh có trên 20,3 triệu con gia cầm, trong đó đàn gà 17,2 triệu con, tăng 14,4% so với cùng kỳ.

Trong lĩnh vực thủy sản, do tình hình thời tiết thuận lợi, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh khoảng 12.100 ha; trong đó, diện tích chuyên canh 5.800ha, diện tích thâm canh 1.700 ha. Sản lượng thuỷ sản đạt 23.613 tấn đạt 45,9% so với kế hoạch năm và bằng 108,8% so với cùng kỳ năm 2021; giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 922 tỷ đồng, tăng 5,0% so với cùng kỳ. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được quan tâm, nhiều mô hình ứng dụng các giống mới, nuôi thâm canh đưa vào sản xuất góp phần định hướng cho người nuôi.

Điểm sáng của lĩnh vực lâm nghiệp trong 6 tháng đầu năm là Sở Nông nghiệp và PTNT đã đẩy mạnh tuyên truyền phối hợp tập trung triển khai thực hiện Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, toàn tỉnh trồng được 4.088.000 cây các loại, đạt 67% kế hoạch... Đặc biệt, qua thực hiện các mô hình phát triển kinh tế lâm kết hợp gắn với bảo vệ rừng đã huy động được cộng đồng dân cư tham gia trồng được 6.500 ha rừng trồng tập trung, tăng 1.233 ha so với cùng kỳ năm 2021, đạt 46,3% kế hoạch.

Bên cạnh đó, thực hiện Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 17/01/2022 của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã sớm ban hành Kế hoạch số 16/KH-SNN ngày 27/01/2022 để tổ chức triển khai thực hiện tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp đa dạng bền vững theo hướng sản xuất tập trung quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao.

 Liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất gắn với tăng cường áp dụng  tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất.

 

Cùng đó, đẩy mạnh các hoạt động tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho phát triển doanh nghiệp, đào tạo nghề cho khu vực nông thôn; phát huy vai trò trung tâm của hợp tác xã giúp sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định bền vững; thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Ông Nguyễn Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, cho biết, để tiếp tục duy trì phát triển tốc độ tăng trưởng nông nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2022, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục tập trung triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh. Tập trung cao hoàn thiện các nhiệm vụ, nội dung tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND và UBND theo đúng thời gian quy định; đồng thời tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành.

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top