Đó là nhận định của Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu về ngành nông nghiệp tỉnh trong thời điểm hiện tại, để khắc phục những hạn chế này các địa phương phải thay đổi tư duy, cách làm…
Ngày 22/9, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu cùng nhiều lãnh đạo tỉnh đã đi kiểm tra một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền, Phong Điền và thị xã Hương Trà.
Nhiều mô hình mang lại giá trị kinh tế cao
Cụ thể, đoàn đã đi kiểm tra mô hình sản xuất, chăn nuôi gà thảo dược, nhà máy ấp trứng 3F ở xã Quảng Phú; mô hình trồng cây dược liệu sâm cau của Công ty TNHH Dược liệu Hương Cát ở xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền); mô hình nuôi tôm ao tròn công nghệ cao ở xã Điền Lộc; nhà máy xay xát lúa gạo Green 6 của Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên - Huế ở thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền); mô hình chuyển đổi cây công nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả ở phường Hương Vân (thị xã Hương Trà).
Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền cho biết, hiện trên địa bàn huyện có 3 mô hình nuôi tôm ao tròn công nghệ cao. Tuy mới đưa vào nuôi trong thời gian 2 năm trở lại đây, nhưng đã minh chứng cho thấy, lợi nhuận và giá trị kinh tế cao, không dịch bệnh, ổn định đầu ra cho sản phẩm. Mô hình nuôi tôm ao tròn công nghệ cao ở xã Điền Lộc vì có mái che nên rất chủ động về thời tiết. Một năm, thả nuôi từ 4 đến 5 vụ tôm và điều đặc biệt là rất đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tại buổi kiểm tra này, ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định, đây là những mô hình mang lại giá trị kinh tế cao, tạo công ăn, việc làm ổn định cho nhiều lao động tại địa phương, cần được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
Nông nghiệp của tỉnh có tăng trưởng nhưng dễ bị tổn thương
Qua kiểm tra thực tế tại các mô hình, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu hoan nghênh tinh thần vượt khó của các doanh nghiệp, nhất là chủ động trong tìm tòi, sáng tạo thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao. Ông Lê Trường Lưu cũng đánh giá cao các sở, ban, ngành, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển.
Đồng thời, lưu ý với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp không chỉ chuyển giao công nghệ, mà luôn tạo công ăn, việc làm ổn định cho người dân.
Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải; đồng thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và cấp uỷ, chính quyền địa phương tiếp tục đồng hành, tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát triển theo các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh đó, theo ông Lê Trường Lưu, nông nghiệp của tỉnh tuy có tăng trưởng nhưng thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh thấp, dễ bị tổn thương trước tác động của thiên tai, dịch bệnh phức tạp và diễn biến bất lợi của thị trường trong và ngoài nước.
Chất lượng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất của nhiều loại nông sản còn thấp, hiệu quả chưa cao; đổi mới tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa lớn; các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất phát triển chậm, hiệu quả chưa ổn định; kinh tế hộ nhỏ lẻ, ruộng đất sản xuất manh mún cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu cho rằng, để khắc phục những hạn chế trên, các địa phương phải thay đổi tư duy, cách làm; sản xuất nông nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất, gắn chặt với yêu cầu thị trường, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc.
Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, giá trị cao tại các vùng sinh thái; thúc đẩy xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chú trọng đào tạo nhân lực quản trị và lao động có kỹ thuật, tay nghề cao, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp, các trang trại, gia trại tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và phát huy nội lực để nâng cao năng xuất chất lượng và sức cạnh tranh nông sản, đặc sản của tỉnh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.