Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, trong việc xuất khẩu nông sản lưu ý đầu tiên là bài học về thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước.
Trước tình trạng hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc bị ùn tắc tại cảng biển do chưa được cấp mã số theo các quy định mới, tại Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu" và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu" của Trung Quốc, cơ quan chức năng Việt Nam đã và đang tiến hành đàm phán để sớm tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo phản ánh của đại diện lãnh đạo công ty Simexco Đắk Lắk, đến cuối năm 2021 doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký mã số hàng hóa theo quy định nhập khẩu mới từ Trung Quốc với 2 sản phẩm là hồ tiêu và cà phê nhân chưa rang. Tuy nhiên, tới hết tháng 1 năm nay đơn vị này vẫn chưa nhận được mã số hàng hóa do Tổng Cục Hải quan Trung Quốc cấp cho sản phẩm cà phê nhân chưa rang.
Việc cấp mã số chậm đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, bà Lê Vũ Thùy Dung, Phó Giám đốc thương mại, công ty Simexco Đắk Lắk chia sẻ, ngày 26/1 thấy sản phẩm hồ tiêu được cấp nghĩ rằng cà phê cũng được cấp mã số nên xuất sang 10 container. Nhưng tới cảng đã bước sang năm mới 2022 nên không xuất được vì chưa có mã số. Đến giờ có mã số rồi, thì khách hàng mới lấy mã số để làm thủ tục nhập khẩu. Việc chậm cấp như này ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu, khách hàng thì không có hàng để chế biến rang xay, doanh nghiệp cũng mất nhiều cơ hội để ký hợp đồng mới.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển cho biết: Đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp 1.601 mã hàng hóa cho Việt Nam, cao hơn so với các nước trong khu vực là Thái Lan, Philippines. Văn phòng cũng đã có văn bản gửi các Hiệp hội ngành hàng đề nghị tập hợp kiến nghị của các doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc kịp thời cho doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường Trung Quốc.
Giải tỏa ùn tắc nông sản tại cảng biển, Văn phòng đã kiến nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu khi đã thực hiện đăng ký đúng quy trình hướng dẫn. Tới nay, chỉ còn 3 doanh nghiệp đang chờ được cấp thủ tục.
Văn phòng SPS Việt Nam cũng bác bỏ thông tin về việc Trung Quốc làm khó cho doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu nông sản theo quy định mới. Ông Ngô Xuân Nam lưu ý, đầu tiên là bài học về thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước; giữa Văn phòng SPS với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Văn phòng SPS với Tổng cục Hải quan Trung Quốc khi nắm bắt thông tin xuyên suốt và liên tục việc giải quyết các khó khăn sẽ không phức tạp.
Thứ hai và rất quan trong đó là việc cấp mã sản phẩm giống như là cấp bằng lái xe để đủ điều kiện lưu thông trên đường, nhưng quan trọng hơn là doanh nghiệp phải đảm bảo việc về an toàn thực phẩm khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Muốn làm được điều này việc đầu tiên doanh nghiệp phải nắm bắt và hiểu rõ được những yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với mặt hàng của mình khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Năm 2021, Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu", và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu". Hai lệnh này có hiệu lực từ tháng 1/2022. Thực thi những Lệnh mới này, các nông sản thực phẩm của các nước phải được Tổng Cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số hàng hóa cho từng sản phẩm của từng doanh nghiệp thì mới được xuất khẩu vào nước này.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…