Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 6 năm 2020 | 9:5

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử: Cơ hội nâng cao vị thế của Quỹ TDND

Do quy mô nhỏ và tính chất hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nhằm mục tiêu tương trợ thành viên, chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nên nghiệp vụ chủ yếu của QTDND mới chỉ dừng lại ở huy động tiền gửi tiết kiệm và cho vay thành viên.

Tuy nhiên, hiện các TCTD khác đang thâm nhập mạnh mẽ vào khu vực nông nghiệp, nông thôn với nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
 
Áp lực cạnh tranh đối với các QTDND vì thế cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho thành viên, trong khi bản thân QTDND không có đủ năng lực phát triển các sản phẩm dịch vụ này.
 
Thấu hiểu điều đó, với vị thế là ngân hàng của các QTDND, những năm qua, Ngân hàng Hợp tác đã tập trung đầu tư nghiên cứu, triển khai và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho các QTDND để cung ứng cho các thành viên, người dân trên địa bàn. Qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như vị thế của hệ thống QTDND trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
 
Đơn cử như dịch vụ thanh toán. Ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án, Ngân hàng Hợp tác đã tập trung các nguồn lực nghiên cứu và xây dựng hệ thống phần mềm giao dịch Ngân hàng điện tử CF-eBank để chuyển giao cho các QTDND. Dự án được thực hiện theo đúng quy trình: Khảo sát, đánh giá, lựa chọn các QTDND tham gia đảm bảo các điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ; QTDND bố trí cán bộ tham gia khóa đào tạo tập trung về nghiệp vụ, về quy trình vận hành và thực hành trên máy theo các tình huống thực tế phát sinh; Kết nối chạy thử nghiệm đối với các QTDND sau đào tạo để kiểm tra về kỹ thuật và nghiệp vụ. Sau quá trình đào tạo và thử nghiệm, các QTDND đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Hợp tác và được Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cấp phép thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền sẽ được Ngân hàng Hợp tác kết nối là thành viên chính thức của hệ thống CF-eBank.
102772281_1441442422720761_8487290218793953628_n.jpg
Tham gia hệ thống CF-eBank, các QTDND ngày càng có kinh nghiệm trong công tác thanh toán chuyển tiền và thực hiện dịch vụ tại quầy. (Ảnh minh họa)
Để hệ thống vận hành thông suốt, bên cạnh công tác triển khai đào tạo tập trung, Ngân hàng Hợp tác đã xây dựng hệ thống đào tạo tại chỗ và từ xa cho phép các QTDND có thể tham gia chương trình đào tạo thực hành từ xa trên hệ thống máy tính và phần mềm giao dịch đúng với các phát sinh như thực tế. Đến nay, Ngân hàng Hợp tác đã đạo tạo nghiệp vụ Ngân hàng điện tử cho gần 1.800 học viên là lãnh đạo, cán bộ của 702 QTDND trên 51 tỉnh, thành phố trên cả nước, kết nạp 528 QTDND là thành viên hệ thống ngân hàng điện tử CF-eBank. Các QTDND tham gia liên kết thanh toán duy trì kết nối với hệ thống CF-eBank ổn định, thông suốt, tuân thủ quy trình nghiệp vụ, thực hiện đúng quy định về sử dụng chữ ký số và khóa ký của Ngân hàng Hợp tác.
Sau thời gian tham gia hệ thống thanh toán chuyển tiền, các QTDND càng ngày càng có kinh nghiệm trong công tác thanh toán chuyển tiền, cũng như kinh nghiệm thực hiện dịch vụ tại quầy. Giao dịch được xử lý an toàn, chính xác, số liệu hoạt động chuyển tiền đều tăng qua các năm cả số món và số tiền, chất lượng dịch vụ ngày càng tăng.
 
Bên cạnh đó, để hỗ trợ khả năng thanh toán, đáp ứng yêu cầu thanh toán tức thời đối với thành viên, khách hàng của QTDND, Ngân hàng Hợp tác đã phát triển sản phẩm thấu chi tài khoản thanh toán cho các QTDND tham gia hệ thống CF-eBank từ quý IV năm 2016. Năm 2020, Ngân hàng Hợp tác đã cấp hạn mức thấu chi cho 347 QTDND tham gia liên kết thanh toán, với số tiền cấp 442,8 tỷ đồng.
 
Hệ thống CF-eBank không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán chuyển tiền, chuyển tiền gửi, tiền vay điều hòa giữa QTDND với Ngân hàng Hợp tác; mà còn hỗ trợ các QTDND đáp ứng nhu cầu thanh toán chuyển tiền của thành viên, tạo điều kiện để thành viên sử dụng dịch vụ với mức chi phí hợp lý. Thành viên vay vốn từ QTDND có thể chuyển tiền trực tiếp phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, giúp đồng vốn đến tay người dân kịp thời, hiệu quả.
 
Nhờ đó tính liên kết hệ thống được thắt chặt hơn, công tác điều hòa vốn cũng hiệu quả hơn, uy tín và vị thế của các QTDND cũng được củng cố và nâng cao một bước. Không những vậy, CF-eBank còn là cơ sở để phát triển các dịch vụ thanh toán mới ứng dụng công nghệ thông tin; góp phần thực hiện chủ trương của NHNN về tài chính toàn diện cũng như đẩy mạnh cung ứng vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
 
Hiện Ngân hàng Hợp tác cũng đã thực hiện việc nâng cấp một số tính năng, tiện ích trên hệ thống CF-eBank cho các QTDND, tạo thuận lợi hơn trong công tác thanh toán chuyển tiền, đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống QTDND. Trong thời gian tới, Ngân hàng Hợp tác tiếp tục nghiên cứu, triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới đến QTDND nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại địa bàn nông thôn.
 
 
 
 
P.T.T
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

Top