Sáng 10/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, hàng trăm doanh nghiệp, thương nhân, người dân và lãnh đạo địa phương đã dự khai mạc Lễ hội vải thiều Thanh Hà - Hải Dương 2018.
Việt Nam hiện có gần 60.000 nghìn hecta vải, sản lượng khoảng 300.000 - 350.000 tấn/năm. Nhiều vùng trồng vải tập trung đã được hình thành tại các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn...
Cây vải đã trở thành một cây ăn quả đặc sản chủ lực, đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương, góp phần tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, làm nhiều vùng quê trở nên trù phú và một số nơi đã giúp giảm nghèo cho người dân, cải thiện môi trường và hình thành các vùng du lịch sinh thái.
Năm 2018, tổng diện tích trồng vải trên địa bàn tỉnh Hải Dương khoảng 10.500 ha tập trung chủ yếu tại huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh, dự kiến sản lượng đạt khoảng 60.000 tấn (vải sớm khoảng 20.000 tấn, vải thiều khoảng 40.000 tấn). Đặc biệt sản lượng vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia, EU... đạt khoảng 1.000 tấn.
Riêng diện tích vải thiều của huyện Thanh Hà khoảng 4.000 ha áp dụng trồng theo tiêu chuẩn VietGap, trong đó có 1.000 ha là vải chín sớm, ước sản lượng 15.000- 18.000 tấn, còn lại hơn 10.000 tấn là vải chín muộn.
Năm 2018, lần đầu tiên tỉnh Hải Dương tổ chức lễ hội vải thiều Thanh Hà với nhiều hoạt động thiết thực nhằm kêu gọi và chào đón các doanh nghiệp, các siêu thị, chợ đầu mối, các thương nhân trong nước và quốc tế để tìm hiểu thị trường, tiêu thụ nông sản của tỉnh, đặc biệt là sản phẩm vải thiều Thanh Hà. Tỉnh Hải Dương sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa đối với các doanh nghiệp các siêu thị, chợ đầu mối, các thương nhân trong nước và quốc tế đến với Hải Dương.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2018 tại 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương với sự tham dự của 2 Phó thủ tướng Chính phủ cho thấy, việc chăm lo tổ chức sản xuất nông nghiệp là sự nghiệp chung của cả hệ thống chính trị. Lễ hội không chỉ là dịp sinh hoạt cộng đồng tôn vinh nông dân trồng vải thiều, các thành phần tham gia sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp mà còn là dịp tôn vinh nông sản Việt Nam.
Đến nay, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Năm 2017, khối lượng nông sản không chỉ đáp ứng cho 93 triệu dân ở nội địa mà còn xuất khẩu đem về kim ngạch 36,52 tỷ USD, với giá trị thặng dư 8 tỷ USD. Ngoài việc tôn vinh vải thiều, Bộ Nông nghiệp và PTNT mong muốn huyện Thanh Hà nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung hình thành cách làm mới trong tái cơ cấu nông nghiệp. Theo đó, xây dựng chuỗi phát triển từ vùng nguyên liệu, chế biến, tổ chức thị trường theo hướng lựa chọn những đối tượng có lợi thế chuyên biệt, kể cả cấp xã, cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ: “Khi làm phải ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất chuỗi chú ý không chỉ vùng nguyên liệu mà chú ý cả vùng canh tác, đảm bảo sạch nhất, tốt nhất và chú ý tổ chức thị trường, chúng ta chỉ hoàn tất quá trình sản xuất khi hàng đã bán xong. Đây là yêu cầu của tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay”.
Phát biểu tại lễ hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại cách đây gần 4 năm khi lãnh đạo tỉnh Hải Dương cùng người dân Thanh Hà đưa vải thiều vào miền Nam. Từ đó đến nay giá trị cây vải thiều, cùng hình ảnh của người dân Thanh Hà, Hải Dương được nhiều nơi biết đến hơn.
Chia sẻ niềm vui khi vải thiều Thanh Hà, vải thiều của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước kể cả những thị trường khó tính nhất, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Cùng với các kinh nghiệm canh tác, chăm sóc cây vải từ trước đến nay, cần nghiên cứu để áp dụng các biện pháp mới trong canh tác, bảo quản chế biến, đáp ứng những yêu cầu thương mại khắt khe như: Sản phẩm sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, truy xuất nguồn gốc, đổi mới công tác tiếp thị để sao cho sản phẩm này lan tỏa tốt hơn, đem lại giá trị cao hơn cho người dân, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là tại các vùng thuần nông.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn các địa phương, các vùng nông nghiệp đặc sản cần tính tới việc huy lợi thế, tiềm năng du lịch từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, gắn liền với văn hóa, cải thiện môi trường và hình thành các vùng du lịch sinh thái.
“Đảng, Nhà nước đã quyết định sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với rất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp phát huy triệt để lợi thế về văn hóa ở Việt Nam từ đó phát triển rất nhiều sản phẩm du lịch, trong đó có sản phẩm du lịch nông nghiệp liên quan đến ẩm thực, miệt vườn”, Phó Thủ tướng nói./.
Một số hình ảnh tại lễ hội:
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…