Thời điểm này đang vào mùa thu hoạch tôm hùm, tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão, người nuôi tôm ở Phú Yên tất bật thu hoạch để tránh thiệt hại.
Có mặt tại TX. Sông Cầu, nơi được xem là thủ phủ tôm hùm của tỉnh Phú Yên, chúng tôi chứng kiến không khí khẩn trương khi ai nấy đều tất bật với việc của mình để kịp vớt tôm bán cho thương lái. Ông Nguyễn Tấn Hương ở xã Xuân Phương, TX. Sông Cầu, chia sẻ: “Gia đình tôi nuôi 30 lồng với khoảng 6.000 con tôm. Năm nay, thời tiết thuận lợi, sản lượng cao hơn những năm trước. Giá bán tôm hùm xanh cũng nhích hơn, hiện có giá 700.000 đồng/kg (cao hơn năm trước 100.000 đồng/kg), còn tôm hùm bông khoảng 1,2-1,5 triệu đồng/kg. Gia đình tôi ước lượng thu trên 600 triệu đồng”.
Theo ông Hương, những ngày gần đây, do ảnh hưởng của bão kéo dài, ngư dân rút kinh nghiệm từ cơn bão số 12 năm ngoái nên không còn chủ quan mà chủ động chằng chống lồng bè và bán nhanh cho kịp. Những hộ dân có thủy sản gần đến ngày thu hoạch hoặc có thể thu hoạch đều gọi người bán để tránh cảnh trắng tay. Tuy nhiên, hiện việc bán tôm chưa thuận lợi vì người mua dè chừng, ngóng tin dịch bệnh Covid-19 trong khâu vận chuyển ra ngoài tỉnh.
Ông Huỳnh Chí, một người nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng hạ lưu sông Bàn Thạch (TX. Đông Hòa), cho hay: Khi biết thông tin Phú Yên nằm trong vùng ảnh hưởng của bão, nhiều người chủ động gọi điện thương lái đến mua tôm nhưng gọi năm lần bảy lượt, họ mới đến, trong khi những năm trước gọi điện là họ có mặt ngay.
Theo người dân nuôi tôm, nguyên nhân là do năm nay do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, xuất khẩu tôm lại khó khăn. Bên cạnh đó, việc đi lại cũng gặp một số trở lại. Chưa kể, từ khâu bốc dỡ thủy sản bằng phương pháp thủ công, khay chứa tôm chuyển từ tay người này sang tay người khác, không thể đảm bảo yêu cầu giữ khoảng cách an toàn nên nhiều công lao động ngại đi. Giá bán hiện nay của tôm thẻ chân trắng từ 85-90.000 đồng/kg (năm trước 120.000 đồng/kg).
“Bà con mới phục hồi nuôi trồng trở lại nên tâm lý vẫn còn hoang mang mỗi khi nghe đến bão nên ai bán được thì bán, ai chưa bán được thì chằng chống cho an toàn. Dù giá có thấp chút đỉnh, nhưng bán sớm cho yên tâm chứ không biết bão thế nào”, ông Chí chia sẻ.
Được biết, từ đầu năm đến nay, tại TX. Đông Hoà vùng hạ lưu sông Bàn Thạch thả nuôi 899ha tôm sú, thẻ chân trắng, giảm 2,18% so với cùng kỳ. Đến nay, nông dân thu hoạch 724ha, sản lượng đạt 3.088 tấn, tăng 2,25% so với cùng kỳ. Tại TX. Sông Cầu, toàn thị xã có 77.994 lồng tôm hùm, chủ yếu loại tôm hùm xanh.
Theo Sở NN-PTNT, sản lượng tôm hùm thương phẩm thu hoạch năm 2021 của tỉnh dự kiến đạt khoảng 1.370 tấn, nay đã thu hoạch được 700 tấn. Đối với tôm thẻ chân trắng nuôi ao đìa, sở đã yêu cầu các địa phương ven biển tạo điều kiện cho người nuôi và doanh nghiệp thu hoạch, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi trên địa bàn thuận lợi trước mùa mưa bão năm 2021, tránh thiệt hại.
Cùng với đó, trong thu hoạch tôm, để tạo điều kiện cho ngư dân tiêu thụ, sản xuất thuỷ sản thì mỗi người dân phải tuân thủ đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Khi bán thủy, hải sản cho thương lái cũng giữ khoảng cách theo quy định để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19 để vùng nuôi trồng được đảm bảo an toàn, không bị đứt gãy chuỗi sản xuất.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.