Chiều 19/10, tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại (489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), diễn ra họp báo thông tin về Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020.
Toàn cảnh buổi họp báo.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho biết, nhằm tiếp tục hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã khôi phục sản xuất, phát triển thị trường nội địa sau ảnh hưởng của dịch bệnh; Tiếp nối thành công trong việc tổ chức Hội chợ Làng nghề Việt Nam - Craftviet các năm trước đây, năm 2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tiếp tục tổ chức Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020.
Hội chợ là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt Nam trong năm 2020 nhằm chào mừng 75 năm thành lập Bộ Canh nông và 25 năm thành lập Bộ Nông nghiệp và PTNT với mục đích: Giới thiệu, quảng bá Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (OCOP) theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch triển khai OCOP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phát triển sản phẩm theo OCOP.
Phát triển các kênh tiêu thụ truyền thống và hiện đại, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại đồng bộ, bài bản và phù hợp về quy mô, phương thức triển khai nhằm gia tăng được giá trị, quảng bá thương hiệu, khẳng định và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP của các địa phương lên tầm quốc gia. Giúp các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ củng cố và khai thác thị trường nội địa.
Các đơn vị sẽ mang đến Hội chợ nhiều mặt hàng đa dạng phong phú, nông lâm thủy sản, thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống, lương thực, thực phẩm, trái cây và đồ uống sạch, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, các sản phẩm chứng nhận OCOP.
Đặc biệt, một hoạt động quan trọng được triển khai trước là Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020 nhằm tôn vinh, khơi dậy và khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế trong việc sáng tạo ra sản phẩm nhằm đáp ứng được các tiêu chí về phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế; tạo môi trường để các nghệ nhân, thợ giỏi giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Qua đó, góp phần bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức sẽ trao 19 giải thưởng để ghi nhận khả năng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ giỏi trong cả nước có thành tích tham gia Hội thi.
Đến thời điểm này, Ban tổ chức Hội chợ đã nhận được sự tham gia của 125 gian hàng của hơn 20 tỉnh thành trong cả nước từ nhiều tổ chức, đơn vị tham gia.
Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020 sẽ diễn ra từ ngày 05 đến 09/11, tại Khu Hội chợ Triển lãm, giao dịch kinh tế và thương mại, số 489 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…