UBND huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) vừa thông qua Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019 - 2020 và Kế hoạch hợp tác cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho Siêu thị GO! Quảng Ngãi.
Tăng giá trị nông sản
UBND huyện Sơn Hà đã chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án, mô hình khuyến nông, lâm nghiệp có hiệu quả trên địa bàn như sản xuất (SX) rau an toàn, chăn nuôi gia cầm, gia súc theo hướng tập trung; áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa giống cây trồng - vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào SX; tổ chức sơ chế, chế biến các sản phẩm để nâng cao giá trị nông sản.
Từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo, vốn sự nghiệp NTM, huyện tiếp tục triển khai nhiều dự án hỗ trợ phát triển SX như: 3 mô hình trồng cây ăn quả tập trung, quy mô khoảng 10,3ha với tổng kinh phí thực hiện 1.100 triệu đồng (trong đó có 2 mô hình trồng dừa xiêm; 1 mô hình trồng cây bưởi da xanh và mít Thái; 1 mô hình trồng bơ). Thực hiện 3 dự án chăn nuôi tập trung gồm nuôi heo bản địa và nuôi gà thả vườn; hỗ trợ trồng rừng cây gỗ lớn...
UBND huyện phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai dự án ứng dụng KHCN trồng mì (sắn) xen đậu phộng (lạc), phối hợp với Trường ĐH Nông - Lâm Huế triển khai dự án nghiên cứu, bảo tồn và nhân giống ớt xiêm trên địa bàn .
Triển khai OCOP
Theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019 - 2020, trong năm 2019, Sơn Hà sẽ hoàn thiện việc xây dựng hệ thống bộ máy quản lý, điều hành OCOP từ huyện đến xã; củng cố, nâng cấp các tổ chức kinh tế SX, kinh doanh, dịch vụ đăng ký tham gia OCOP, phát triển mới ít nhất 1 doanh nghiệp và 1 HTX tham gia OCOP; tập trung chỉ đạo phát triển và hoàn thiện các sản phẩm đăng ký triển khai thực hiện OCOP; xây dựng đăng ký sở hữu trí tuệ Logo nông sản Sơn Hà và các sản phẩm địa phương; xây dựng website nông sản Sơn Hà, tham gia các hội chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm của địa phương; đào tạo, tập huấn cán bộ các cấp trực tiếp triển khai OCOP về nghiệp vụ quản lý điều hành; đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý SX, kinh doanh cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, chủ cơ sở SX có đăng ký kinh doanh tham gia OCOP; xây dựng hệ thống dữ liệu OCOP.
Về nhóm sản phẩm, dịch vụ OCOP, Sơn Hà tập trung phát triển sản phẩm đồ uống; rau, củ, quả (rau rừng các loại, rau, củ quả thông thường); sản phẩm thịt tươi sống và các sản phẩm chế biến từ thịt (gia súc, gia cầm các loại); sản phẩm dược liệu; sản phẩm lâm nghiệp; các sản phẩm phụ trợ và dịch vụ phục vụ nông nghiệp.
Sơn Hà hiện có 9 sản phẩm nông nghiệp cung cấp ra thị trường thông qua hệ thống siêu thị BigC, đó là: Gà kiến, rau rừng, bắp chuối rừng, chuối hột rừng, ớt xiêm (tươi, ngâm dấm), rau xanh, dưa hấu, khoai lang Nhật, heo ky (thịt tươi, thịt hun khói).
Huyện đã hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông sản Sơn Hà với hệ thống siêu thị BigC miền Trung, cung ứng các sản phẩm rau thủy canh, khổ qua (mướp đắng) rừng, thịt dê, gà H’mông, cá nước ngọt (cá chình, thác lác, mè...), trái cây các loại (ổi, bưởi da xanh, mít Thái …), dưa lưới, nấm ăn các loại (nấm sò, nấm rơm, nấm mối), măng tre (tươi, chua…), trà túi lọc dược liệu.
Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Đinh Thị Thanh Hường cho biết: “Để tiếp tục duy trì và phát triển những kết quả đạt được của OCOP, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là trong việc tuyên truyền về OCOP; tổ chức khảo sát, đánh giá, xác định sản phẩm chủ lực của từng địa phương; ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ SX và các nguồn vốn khác để triển khai thực hiện OCOP và kết nối sản phẩm vào hệ thống siêu thị BigC...”.
Đến nay, Sơn Hà có 1 xã đạt 16 tiêu chí (Sơn Thành), 1 xã đạt 15 tiêu chí (Sơn Hạ), các xã còn lại đạt từ 7 - 11 tiêu chí. Năm 2019, huyện phấn đấu đưa 2 xã Sơn Thành và Sơn Hạ về đích NTM. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…