Thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập cho người sản xuất, những năm gần đây, cây gấc đã được đưa vào trồng trên diện rộng ở một số địa phương thuộc huyện Yên Thế (Bắc Giang).
Trên cơ sở thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, nhất là có đầu ra ổn định nên bước đầu, mô hình trồng gấc xuất khẩu đã giúp nhiều hộ dân ở Yên Thế có thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng/năm.
Được sự hướng dẫn của cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế, chúng tôi tìm đến thăm mô hình trồng gấc của anh Hoàng Đức Phong ở bản Hố Tre, xã Tam Tiến. Vừa kiểm tra những trái gấc chín sắp đến ngày thu hoạch, anh Phong vừa vui vẻ cho biết: “Trước đây, vườn nhà tôi chủ yếu trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2012, tôi bắt đầu chuyển sang trồng gấc. Năm ngoái, với khoảng 10.000m2 gấc cho thu hoạch vụ đầu, gia đình thu về hơn 9 tấn quả; trừ chi phí, lãi gần 80 triệu đồng. Năm nay, tôi thuê thêm đất đồi của người dân trong thôn để tăng diện tích gấc lên 1,5ha. Từ đầu vụ, tôi đã thu về gần 100 triệu đồng từ tiền bán gấc”.
Tìm hiểu được biết, nhờ tích cực thực hiện mô hình liên kết trồng gấc xuất khẩu với Công ty CP Thực phẩm Nghệ An nên nhiều hộ dân ở xã Tam Tiến nói riêng và huyện Yên Thế nói chung đã thu được hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các cây trồng truyền thống khác.
Trong câu chuyện với nhiều người dân trồng gấc ở Yên Thế, chúng tôi được biết, gấc là loại cây trồng dễ tính, không tốn nhiều công chăm sóc; quá trình trồng cần chú ý thời điểm bón phân, chủ động phòng trừ nấm và nhất là phải làm giàn để dây gấc leo thì cây sẽ cho năng suất, sản lượng cao. Phía dưới dàn gấc có thể tận dụng trồng xen một số loại cây chụi bóng như gừng, sả, riềng...
Hiện nay, tuy mới phát triển trên diện rộng và thu hoạch những vụ đầu nhưng năng suất gấc bình quân ở Yên Thế đã đạt khoảng 10 - 12 tấn quả/ha. Với mức giá thu mua trung bình từ 8.000 - 10.000 đồng/kg tùy loại, người sản xuất sẽ có thu nhập vào khoảng 80 triệu đồng/ha (sau khi trừ chi phí). Sau mỗi vụ thu hoạch, người trồng nên cắt gốc, chỉ để lại khoảng 10 - 15cm gốc cũ để cây nảy mầm, ra dây mới. Ngoài ra, tùy tình hình năng suất cụ thể có thể tiến hành cắt ghép các giống gấc lai vào gốc gấc cũ. Nếu chăm sóc tốt, cây gấc có thể cho thu hoạch liên tục trong 5 - 10 năm với sản lượng 18 - 20 tấn quả/ha, khi đó thu nhập có thể lên tới 100 - 150 triệu đồng/ha/năm.
Thực tế phát triển mô hình trồng gấc ở huyện Yên Thế cho thấy, việc chủ động tốt đầu ra cho trái gấc đã góp phần quan trọng giúp người dân yên tâm phát triển loại cây trồng có hiệu quả kinh tế này. Theo đó, Công ty CP Thực phẩm Nghệ An đã liên kết chặt chẽ cùng người dân, bảo đảm hướng dẫn kỹ thuật cũng như có trách nhiệm thu mua toàn bộ sản phẩm gấc quả đạt yêu cầu chất lượng để chế biến và xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Do vậy, đến nay, cây gấc đã được nhiều nông dân Yên Thế đưa vào trồng thay thế các loại cây kém hiệu quả. Theo thống kê, tổng diện tích trồng gấc toàn huyện hiện đạt khoảng 70ha; tập trung ở một số xã như Đồng Kỳ, Hồng Kỳ, An Thượng, Đồng Tâm, Tam Tiến, Đồng Tiến, Canh Nậu, Bố Hạ, Tân Hiệp...
Những ngày này, nông dân Yên Thế đang bắt đầu vào vụ thu hoạch gấc. Dự kiến, vụ gấc năm nay sản lượng gấc quả sẽ đạt trên 700 tấn. Với giá thu mua của phía công ty dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/kg, ước tính các hộ trồng gấc ở Yên Thế sẽ thu về trên 6 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Văn Đông, Phó trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế: “Sau gần 4 năm đưa vào trồng, cây gấc đã tỏ ra khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Hiệu quả kinh tế từ loại cây trồng này cũng khẳng định rõ trong thực tiễn. Thời gian tới, cùng với việc định hướng người dân phát triển cây gấc để hình thành vùng nguyên liệu trọng điểm, chúng tôi cũng sẽ tham mưu cho lãnh đạo địa phương tiếp tục liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm bảo đảm đầu ra lâu dài cho trái gấc, qua đó giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân”.
Tạ Quang Đạo
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…