Sơn La đang là một trong những địa phương có diện tích, sản lượng cà phê chè (Arabica) lớn của cả nước.
Cà phê năm nay không những được mùa, mà giá còn cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Người trồng cà phê ở Sơn La phấn khởi, vượt qua khó khăn giữa mùa dịch bệnh Covid- 19.
Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ thương hiệu cà phê Sơn La gắn với bảo vệ môi trường đang được tỉnh đặc biệt quan tâm.
Được mùa cà phê
Nhanh tay hái từng quả cà phê chín mọng, ông Lường Văn Chiến, người dân bản Nhộp, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu cho hay, thông thường mọi năm, vào đầu vụ, giá cà phê giảm, sau đó mới dần nhích lên ở thời điểm giữa và cuối vụ. Thế nhưng, năm nay, mới bắt đầu vụ thu hoạch, giá cà phê đã ở mức khá cao, bình quân đạt 10.000 đồng/1kg, có thời điểm đạt tới 15.000 đồng/kg. Thắng lớn vụ cà phê năm nay, gia đình cùng bà con dân bản rất phấn khởi, yên tâm phát triển cây cà phê:
Tại xưởng sản xuất, sơ chế cà phê của gia đình anh Bùi Công Thành ở bản Hưng Nhân, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, không khí làm việc tấp nập. Xe tải chở cà phê nối đuôi nhau ra vào. Anh Thành cho biết: Từ đầu vụ đến nay, anh đã thu mua khoảng 2.000 tấn cà phê tươi cho các hộ dân khu vực Chiềng Pha, Nậm Lầu, Chiềng Bôm, Púng Tra. Trung bình mỗi ngày sơ chế khoảng chục tấn cà phê tươi; đồng thời duy trì 30 đầu xe, với khoảng 200 điểm thu mua, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân bán cà phê.
Với diện tích trên 5.500 ha cà phê, tập trung nhiều nhất tại các xã: Bản Lầm, Nậm Lầu, Bon Phặng, Muổi Nọi, Tông Cọ, Chiềng Pha, Chiềng Bôm..., trong đó hơn 4.200 ha diện tích đã cho thu hoạch, huyện Thuận Châu là vùng chuyên canh cây cà phê lớn thứ 2 của tỉnh Sơn La. Vụ cà phê năm nay, năng suất cà phê đạt bình quân hơn 8 tấn quả tươi/ha, sản lượng toàn huyện ước đạt 34.000 tấn...
Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch liên kết chuỗi sản xuất cà phê, sử dụng nguồn ngân sách để hỗ trợ bà con về phân bón, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật nên chất lượng quả cà phê đã được cải thiện, quả đều, chắc mẩy hơn, tỷ lệ quả có hạt lép thấp, quả chín đồng loạt, thuận lợi cho việc thu hái và tiêu thụ.
Với diện tích trên 5.500 ha cà phê, tập trung nhiều nhất tại các xã: Bản Lầm, Nậm Lầu, Bon Phặng, Muổi Nọi, Tông Cọ, Chiềng Pha, Chiềng Bôm..., trong đó hơn 4.200 ha diện tích đã cho thu hoạch, huyện Thuận Châu là vùng chuyên canh cây cà phê lớn thứ 2 của tỉnh Sơn La. Vụ cà phê năm nay, năng suất cà phê đạt bình quân hơn 8 tấn quả tươi/ha, sản lượng toàn huyện ước đạt 34.000 tấn...
Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch liên kết chuỗi sản xuất cà phê, sử dụng nguồn ngân sách để hỗ trợ bà con về phân bón, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật nên chất lượng quả cà phê đã được cải thiện, quả đều, chắc mẩy hơn, tỷ lệ quả có hạt lép thấp, quả chín đồng loạt, thuận lợi cho việc thu hái và tiêu thụ.
Phát triển thương hiệu cà phê gắn với bảo vệ môi trường
Niên vụ cà phê 2021 - 2022, tỉnh Sơn La có khoảng 20.000 ha cà phê, với sản lượng ước đạt 40.000 - 45.000 tấn nhân, cao gấp đôi so với niên vụ trước. Vấn đề bảo vệ thương hiệu cà phê Sơn La gắn với bảo vệ môi trường đang được tỉnh đặc biệt quan tâm.
Sơn La đang là một trong những địa phương có diện tích, sản lượng cà phê chè (Arabica) lớn của cả nước, đây là loại cà phê chất lượng cao, có giá trị thường cao gấp 1,5-2 lần so với cà phê vối (Robuta), được trồng tập trung tại các huyện: Mai Sơn, Thuận Châu, Sốp Cộp, Yên Châu và Thành phố.... Năm 2017, tỉnh đã được cấp chỉ dẫn địa lý “Cà phê Sơn La” cho các loại sản phẩm: Cà phê nhân sống, cà phê hạt rang và cà phê bột.
Bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết: Phát triển cà phê ở Sơn La là phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và thúc đẩy chế biến sâu và xây dựng thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm
Cụ thể, đến năm 2025, tỉnh vẫn định hướng duy trì khoảng 17.000 ha cà phê, nhưng song song với đó là đẩy mạnh việc tái canh cây cà phê, cũng như là thâm canh, tăng năng xuất; cùng với đó Sở cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cà phê đối với người nông dân, cũng như là khuyến cáo các doanh nghiệp thu mua cà phê, bà con nông dân thu hái cà phê theo tiêu chuẩn để đảm bảo nâng cao chất lượng cà phê, hướng tới sản xuất cà phê đặc sản.
Ông Vương Văn Hải, Chủ tịch Hội cà phê tỉnh Sơn La cho biết: Cà phê quả tươi năm nay có giá từ 12.000 - 16.000 đồng/kg, cao điểm lên tới gần 17.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ nhân cà phê thu được/kg quả tươi thấp hơn so với trung bình nhiều năm trước (7,5-8 kg quả tươi mới được 1 kg nhân). Nguyên nhân là do chăm sóc, thu hái không đúng quy trình, vườn cây già cỗi, lâu năm.
Bên cạnh đó, 100% cà phê chế biến theo phương pháp ướt và nửa ướt. Trong đó, 75-80% chế biến nhỏ trong các hộ dân và các đại lý. Chỉ có 25-30% chế biến tập trung trong các nhà máy của 4 doanh nghiệp lớn, với tổng công suất 50.000-60.000 tấn quả tươi/năm.
Do đó, để bảo vệ thương hiệu cà phê Sơn La, Hội cà phê đã yêu cầu chấn chỉnh ngay việc thu mua nguyên liệu cà phê quả tươi chất lượng kém, chỉ thu mua cà phê quả chín, với tỷ lệ xanh non, nổi lép không vượt quá 10%; các doanh nghiệp lớn thu mua cà phê cần định hướng thị trường với giá mua cà phê tốt, giá cao hơn và nói không với cà phê bẩn, cà phê chế biến không đạt yêu cầu.
Đặc biệt, Hội Cà phê Sơn La sẽ là đơn vị đại diện kiểm tra, giám sát các đơn vị tuân thủ cam kết không sản xuất ra cà phê bẩn, cà phê chất lượng thấp, không chế biến gây ô nhiễm môi trường… Định hướng thời gian tới là phát triển cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao, tập trung chế biến sâu, chế biến cà phê hạt rang, cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê lon… phục vụ tiêu dùng trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu, tăng giá trị sản phẩm và thu nhập cho người dân, gắn với công tác bảo vệ môi trường.
Phát triển vùng nguyên liệu cà phê gắn với chế biến
Để phát triển thương hiệu cà phê Sơn La, UBND tỉnh đã xây dựng Đề án phát triển vùng nguyên liệu cà phê gắn với chế biến, bảo vệ môi trường.
Người dân Sơn La vui vì mùa vụ cà phê được mùa, được giá.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, phát triển ổn định diện tích cà phê toàn tỉnh 17.000 ha; năng suất bình quân đạt từ 2 - 2,5 tấn cà phê nhân/ha; sản lượng cà phê nhân ước đạt 33.600 tấn; cải tạo, trồng tái canh cà phê đến năm 2025 với diện tích khoảng 8.000 ha; có khoảng 70 - 90% diện tích cà phê cho thu hoạch sản phẩm được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận. Duy trì và phát triển chỉ dẫn địa lý “Cà phê Sơn La”. Dự kiến hàng năm xuất khẩu 25.000 - 30.000 tấn cà phê nhân sang thị trường Đức, Mỹ, Brazil, Hà Lan và các nước khu vực Nam Mỹ…
Định hướng đến năm 2030, phát triển cà phê theo hướng tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đầu tư thâm canh bằng giống cà phê mới, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường. Mục tiêu ổn định diện tích 16.000 ha; sản lượng cà phê nhân 35.000 tấn/năm; thực hiện tái canh đạt 9.800 ha; phát triển cà phê đặc sản 5.950 ha; phát triển vùng nguyên liệu cà phê đạt các tiêu chuẩn bền vững đạt khoảng 13.500 ha.
Để thực hiện hiệu quả Đề án, UBND tỉnh đã giao các vùng phát triển nguyên liệu cà phê như Mai Sơn, Thuận Châu, Yên Châu, Sốp Cộp và thành phố Sơn La thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với diện tích trồng cà phê trên đất có độ dốc lớn; trồng tái canh thay thế diện tích già cỗi không thể ghép cải tạo, ghép cải tạo bằng các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao gắn với thị trường tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp thông minh, đầu tư thâm canh cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với cây trồng như: Sử dụng phân hữu cơ sinh học, tưới tiết kiệm nước... nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước trong việc chế biến cà phê. Bố trí diện tích đất thu hút các nhà đầu tư xây dựng cơ sở chế biến cà phê tại khu công nghiệp, khu nằm ngoài vùng hành lang bảo vệ nguồn nước hang Tát Tòng, suối Nậm La trên địa bàn các huyện Thuận Châu, Mai Sơn, thành phố Sơn La.
Triển vọng giá cà phê trong giai đoạn cuối năm Nếu xét về giá cà phê xuất khẩu thì năm 2011 lập đỉnh cao nhất là 2.600 USD/tấn, hiện nay giá cà phê chỉ mới đạt mức 2.350 USD/tấn, còn thiếu 250 USD nữa mới đạt mức đỉnh năm 2011, như vậy giá cà phê vẫn còn cửa để tăng. Công ty tư vấn Fitch Solutions dự báo giá cà phê có thể duy trì cao đến năm 2022, không chỉ vì sản lượng thu hoạch sụt giảm, mà còn nhờ “nhu cầu cà-phê, ít nhất là ở châu Âu và Mỹ, sẽ tăng lên trong những tháng tới, khi những hạn chế để chống Covid-19 được dỡ bỏ, cho phép các quán cà phê được mở cửa trở lại", Fitch Solutions nhận định. Công ty tư vấn này đã nâng dự báo giá bình quân cà-phê arabica năm 2022 từ 1,25 USD/pound lên 1,5 USD/pound. Trong khi mùa thu hoạch cà phê của các nước ở Bán cầu nam (Brazil, Colombia…) thường từ tháng 5 đến tháng 10, thì Việt Nam thu hoạch cà phê từ tháng 11 hằng năm đến hết tháng 4 năm sau. Vụ thu hoạch mới tại vùng cà phê Tây nguyên đã bắt đầu, việc giá cà phê tăng cao đang khiến nông dân trồng cà phê rất hào hứng, Tuy nhiên, tình trạng thiếu nhân công để tăng cường thu hái đang là vấn đề không nhỏ. Người trồng cà phê kỳ vọng chính quyền các địa phương sớm có biện pháp hỗ trợ để thu hoạch vụ mùa mới diễn ra thuận lợi. Như vậy, thời điểm này, tuy Việt Nam bắt đầu thu hoạch cà phê, nhưng đang ở thế “một mình một chợ”, nên thành hay bại trong xuất khẩu cà phê thời điểm này là nằm trong thế chủ động của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam, nếu biết điều tiết sản lượng bán ra hợp lý và biết đàm phán với đối tác để đạt được hợp đồng giá có lợi nhất. Các chuyên gia khuyến cáo, tranh thủ thị trường đang có mức giá tốt như hiện nay, các nhà sản xuất Việt Nam nên sớm thúc đẩy đưa hàng vụ mới ra thị trường. Bởi nếu muộn hơn, khi Fed tăng lãi suất, đồng thời với sản lượng của Brazil năm sau có thể được mùa sẽ đẩy giá càphê đi xuống. |
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.