Dự báo vụ vải và nhãn năm nay sẽ được mùa, Bộ Nông nghiệp và PTNT thúc giục các địa phương cùng vào cuộc tìm cách tiêu thụ.
Cập nhật mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có sự báo, mùa vụ năm nay tuy giảm về diện tích nhưng nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong điều khiển ra hoa, đậu quả và thâm canh nên năng suất vải, nhãn đã được cải thiện rõ, đặc biệt là đối với vải.
Chẳng hạn, năng suất vải bình quân cả nước tăng từ mức phổ biến dưới 3 tấn/ha trước năm 2006 lên mức phổ biến trên 5 tấn/ha những năm gần đây, do vậy sản lượng vải khá ổn định từ năm 2012 đến nay, ở mức 300.000 - 350.000n tấn/năm, đứng thứ 3 trên thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ).
Hơn nữa, điều kiện thời tiết khí hậu năm nay thuận lợi cho vải, nhãn nở hoa, đậu quả và phát triển quả. Dự báo nếu không có yếu tố cực đoan, bất thường (mưa đá, mưa bão lớn,…) và được chăm sóc, quản lý sâu bệnh tốt thì năng suất vải và nhãn đều tăng mạnh so với năm ngoái. Trong đó, sản lượng vải tại 3 tỉnh trọng điểm là Bắc Giang, Hải Dương và Hưng Yên có thể đạt tới trên 217.000 tấn. Còn sản lượng nhãn tại 2 tỉnh trồng nhiều nhất là Sơn La và Hưng Yên cũng sẽ đạt khoảng 80.000 tấn.
Với dự báo sản lượng tăng mạnh như vậy, việc tìm đầu ra để vừa tiêu thụ tốt vừa tránh được mua - mất giá đang là bài toán đặt ra với ngành nông nghiệp và người nông dân trồng nhãn và vải. Rút kinh nghiệm từ nhiều mùa vụ trước, năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cùng nhiều địa phương họp bàn giải pháp thúc đẩy chăm sóc, tiêu thụ nhãn, vải các tỉnh trọng điểm phía bắc niên vụ 2018.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các địa phương tiếp tục hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp chăm sóc tiên tiến, quản lý chặt chẽ ATTP đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; tăng cường áp dụng kỹ thuật để kéo dài thời gian thu hoạch và bảo quản quả vải, nhãn; xây dựng chỉ dẫn địa lý, quảng bá, giới thiệu sản phẩm...; đẩy mạnh hỗ trợ chứng nhận VietGAP tạo điều kiện để xuất khẩu và cung ứng sản phẩm cho chuỗi các siêu thị, các khu vực đô thị, các khu công nghiệp...
Bộ cũng yêu cầu đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm để tiếp tục mở rộng thị trường nội địa, đồng thời mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại để tăng lượng nhãn, vải xuất khẩu.
Đặc biệt là đẩy mạnh các hình thức chế biến truyền thống như sấy khô để giảm sức ép tiêu thụ quả tươi; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến các sản phẩm từ quả vải, nhãn.
Đối với xuất khẩu, hiện nay quả vải tươi nước ta đã được xuất khẩu tới nhiều thị trường khác nhau: Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Malaysia các quốc gia trong ASEAN, Trung Đông... và đang tiếp tục mở rộng các thị trường xuất khẩu khác.
Vải, nhãn là cây ăn quả chủ lực tại các tỉnh miền Bắc, với tổng diện tích năm 2017 khoảng 98,3 nghìn ha, chiếm 27% tổng diện tích cây ăn quả miền Bắc (363,5 nghìn ha). Trong đó: vải 58,8 nghìn ha (chiếm 16% diện tích cây ăn quả của miền Bắc), nhãn 39,5 nghìn ha (11% diện tích cây ăn quả miền Bắc), tập trung tại một số tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…