Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 11 tháng 8 năm 2020 | 21:30

Tăng xuất khẩu gạo, sản xuất lúa thu đông tăng tốc

Tiêu dùng gạo thế giới năm 2020 ước đạt 490,4 triệu tấn, tăng khoảng 1,3% so với năm 2019.

Đây chính là động lực để các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tập trung tăng diện tích lúa thu đông để đón thời cơ giá thị trường đang tốt, tình hình thời tiết, nguồn nước được dự báo thuận lợi.
 
 
Vụ lúa hè thu ở các tỉnh ĐBSCL trọn vẹn vì được mùa, được giá - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
 
Được mùa vụ hè thu

Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 7 năm 2020 ước đạt 400.000 tấn với giá trị đạt 194 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2020 đạt gần 3,9 triệu tấn và 1,9 tỷ USD, giảm 1,4% về khối lượng nhưng tăng 10,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Theo nhìn nhận của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, tiếp nối thành công của vụ đông xuân, vụ lúa hè thu ở các tỉnh ĐBSCL cũng rất trọn vẹn vì lúa trúng mùa, được giá trong bối cảnh xâm nhập mặn đe dọa.

Tại Hậu Giang, năng suất lúa vụ hè thu 2020 đạt hơn 6 tấn/ha, cao hơn vụ trước tới 500-700 kg/ha; đáng phấn khởi hơn là, giá lúa cũng ở mức cao, thương lái mua lúa tươi của nông dân tại ruộng với giá từ 5.300-6.500 đồng/kg. Với mức giá này nông dân đạt lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng/ha.

Tại TP.Cần Thơ, vụ lúa hè thu năm nay nhìn chung cũng được mùa nhờ ít sâu bệnh, năng năng suất lúa đạt bình quân khoảng 6,5-7 tấn/ha, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 20-30 triệu đồng/ha, cao nhất trong nhiều năm qua.

Tại Đồng Tháp, năng suất lúa vụ hè thu cũng đạt tới 7 tấn/ha; giá lúa loại thường được thương lái thu mua khoảng 5.200 đồng/kg, lúa dài 5.500 đồng/kg, lúa thơm 5.900 đồng/kg trở lên. Theo nhiều nông dân, đã lâu rồi họ mới được tận hưởng một vụ lúa hè thu trúng kép như vậy. Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đánh giá, vụ lúa hè thu 2020 ở ĐBSCL đã thắng lợi trọn vẹn trong bối cảnh xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, sự chủ động trong điều chỉnh lịch thời vụ đã giúp khắc phục được những bất lợi này.

Có thể thấy, thị trường gạo xuất khẩu sôi động do nhu cầu tăng đã tác động tích cực đến tình hình tiêu thụ lúa gạo vụ hè thu. Tính đến ngày 15/7/2020, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 3,7 triệu tấn, trị giá 1,8 tỷ USD, tăng 0,6% về lượng và 13,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 7 năm 2020 ước đạt 400.000 tấn với giá trị đạt 194 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2020 đạt gần 3,9 triệu tấn và 1,9 tỷ USD, giảm 1,4% về khối lượng nhưng tăng 10,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm, Philippin đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 với 36,9% thị phần.

Tăng tốc sản xuất lúa thu đông

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), thông tin dự báo cập nhật mới nhất trong tháng 7/2020 của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, sản lượng gạo của thế giới năm 2020 ước đạt 495,2 triệu tấn, giảm khoảng 0,3% so với năm 2019. Tiêu dùng gạo thế giới năm 2020 ước đạt 490,4 triệu tấn, tăng khoảng 1,3% so với năm 2019. Đây chính là động lực để các tỉnh, thành ĐBSCL tập trung tăng diện tích lúa thu đông để đón thời cơ giá thị trường đang tốt, tình hình thời tiết, nguồn nước được dự báo thuận lợi.

Gạo là một trong số ít mặt hàng nông sản giữ được nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trong 7 tháng năm 2020. Trước những dự báo khá sáng sủa về thị trường, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tăng diện tích vụ thu đông ở ĐBSCL lên hơn 800.000ha (tăng khoảng 50.000 ha so với vụ thu đông 2019).

Hiện, ĐBSCL đã bước vào mùa mưa, xâm nhập mặn ở các cửa sông ven biển giảm dần và được đẩy lùi ra xa nội đồng. Nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn, trong năm 2020, ít có khả năng xuất hiện lũ sớm ở đồng bằng Nam bộ, thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào cuối tháng 9. Đây là điều kiện thuận lợi cho cho sản xuất vụ lúa thu đông 2020. Vì vậy, nhiều tỉnh đã tăng diện tích so với kế hoạch ban đầu. Tính đến ngày 15/7/2020, vùng ĐBSCL đã xuống giống được 215.600ha lúa thu đông, bằng 102,2% cùng kỳ năm 2019. Hiện nay, lúa thu đông đang ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh đến làm đòng, sinh trưởng và phát triển khá.

Để bảo đảm sản xuất vụ đông xuân thắng lợi cả về diện tích, năng suất và giá trị, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) khuyến cáo, các địa phương cần tập trung sản xuất các giống lúa đặc sản, lúa chất lượng cao và giảm gieo cấy các giống lúa có phẩm cấp gạo trung bình; giảm gieo sạ, sử dụng máy cấy và các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho nông dân.

Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, mưa lũ và dịch hại để có biện pháp chủ động ứng phó; sử dụng những giống lúa có khả năng chống chịu rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, giống ngắn ngày tại những vùng có nguy cơ bị lũ.

Cần khuyến cáo nông dân xuống giống lúa đúng kế hoạch, tạo điều kiện để kết thúc nhanh, gọn, thuận lợi cho các vụ sản xuất sau; đẩy mạnh việc nhân rộng và xây dựng vùng lúa chuyên canh tập trung chất lượng cao; xây dựng các cánh đồng lớn theo hướng hợp tác liên kết sản xuất, gắn với bao tiêu sản phẩm.
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top