Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 20 tháng 4 năm 2022 | 11:27

Tập trung vào phòng trừ dịch bệnh trên lúa

Hiện, các tỉnh miền Trung đã xuất hiện bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa,đây là một trong những bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, chính vì thế các địa phương đang tăng cường các biện pháo để phòng trừ.

Nghệ An tập trung phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa
 
Thời gian qua, thời tiết diễn biến bất lợi, nắng và mưa xen kẽ là điều kiện thuận lợi để bệnh đạo ôn lá phát sinh gây hại, toàn tỉnh đã có trên 5.000 ha bị bệnh, trong đó có hơn 416 ha nhiễm nặng và gần 18 ha đã bị “cháy lá”, mất hoàn toàn năng suất. Vì thế, các địa phương đang tập trung chỉ đạo các xã bám sát đồng ruộng, phân vùng, phân trà lúa trổ để tổ chức phun phòng kịp thời.
 
bna_do_luong_anh_phu_huong8049895_1642022.jpg
Nông dân Đô Lương phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trên ruộng lúa đã từng bị bệnh đạo ôn lá phát sinh gây hại. Ảnh: Phú Hương

 

Ông Nguyễn Kim Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đô Lương cho biết, thời gian lúa xuân của Đô Lương trổ tập trung sẽ có thể gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại, huyện đang tập trung chỉ đạo các xã bám sát đồng ruộng, phân vùng, phân trà lúa trổ để tổ chức phun phòng kịp thời. Từ ngày 10 - 20/4, trên địa bàn sẽ có khoảng 1.000 ha trổ, sau ngày 20/4 huyện sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo mạnh vì cơ bản diện tích lúa xuân của Đô Lương sẽ trổ trong khoảng thời gian đó.
 
Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành, ông Nguyễn Văn Dương cho biết: Công tác phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông được Yên Thành quyết liệt triển khai từ sớm. Công văn chỉ đạo ban hành ngay từ đầu tháng 4 để kịp thời phòng trừ ngay từ những diện tích lúa trổ đầu tiên. “Bất cập hiện nay là nông dân vẫn còn chưa thực hiện đúng các khuyến cáo của cơ quan chức năng, mua thuốc rẻ theo tư vấn của các cửa hàng, khi phun trộn lẫn thêm các loại thuốc kích thích, thuốc trị nấm bệnh khác. Vì vậy, chúng tôi chỉ đạo tập trung kiểm tra, chấn chỉnh việc kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn, tuyên truyền và hướng dẫn nông dân phòng trừ đúng cách, đúng thuốc, hạn chế tình trạng bà con sử dụng thuốc không theo đúng khuyến cáo, sử dụng sai làm giảm hiệu quả phòng trừ”. 
 
Thực tế, những ruộng lúa đã bị đạo ôn lá gây hại, hoặc những ruộng sản xuất giống nhiễm, hàng năm đã bị bệnh thì nguy cơ bị bệnh đạo ôn cổ bông gây hại nặng sẽ rất cao. Tuy nhiên, theo ông Trịnh Thạch Lam - Trưởng phòng BVTV, Chi cục Trồng trọt và BVTV, thì kể cả những ruộng lúa được phòng trừ tốt, không bị nhiễm đạo ôn lá vẫn hoàn toàn có khả năng bị bệnh đạo ôn cổ bông, vì đây là loại bệnh phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết.
 
Bà con cần lưu ý, trên những ruộng lúa sản xuất giống nhiễm, mẫn cảm với bệnh, thường vết bệnh có hình thoi, màu xanh lục khi mới xuất hiện và chuyển màu vàng khi bệnh nặng hơn; khi vết bệnh lan rộng sẽ có màu xám tro, xung quanh có màu nâu và ở giữa có quầng vàng. Đây là những triệu chứng điển hình để phân biệt với các loại bệnh khác trên lúa như bệnh tiêm lửa, đốm nâu…
 
Tuy nhiên, trên những giống lúa không mẫn cảm, sẽ không cho hình thù nhất định, dấu vết nhỏ hơn nên cần lưu ý kiểm tra kỹ để có thể phòng trừ kịp thời.
 
Nhiều diện tích lúa xuân Hà Tĩnh bị ảnh hưởng, đối mặt với sâu bệnh
 
Hà Tĩnh có 2.236 ha lúa xuân đã trổ bông. Tuy nhiên, tình hình thời tiết mưa rét kéo dài từ tối ngày 16 - 18/4 đã khiến nhiều diện tích lúa trong kỳ trổ bông bị ảnh hưởng, sâu bệnh rập rình tấn công.
 
84d2110157t95383l0.jpg
Ông Nguyễn Anh Vinh - thôn Liên Hà, xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh) kiểm tra tình hình sinh trưởng của lúa sau những ngày mưa rét.
Ông Đào Anh Văn, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Do vùng sản xuất không chủ động tưới tiêu nên tập quán của bà con nông dân vẫn thường làm trước lịch thời vụ để tranh thủ nguồn nước tự nhiên. Trong những ngày tới, nếu thời tiết trở lại nắng ấm thì khả năng không gây ảnh hưởng quá lớn, song điều chúng tôi lo nhất là bệnh đạo ôn cổ bông và bạc lá đang có xu thế phát triển. Hiện, toàn xã đã có 0,3 ha bị nhiễm cả hai loại bệnh, xã đang chỉ đạo các thôn bám sát tình hình, phun phòng trừ để tránh lây lan trên diện rộng ở giai đoạn sinh trưởng quan trọng này”.
 
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, toàn tỉnh có 2.236 ha lúa xuân đã trổ, trong đó, nhiều nhất là tại: Đức Thọ (970 ha); Nghi Xuân (400 ha); Thạch Hà (347 ha); Kỳ Anh (139 ha); Lộc Hà (120 ha); Can Lộc, Vũ Quang (100 ha/huyện)…

Trên thực tế, đợt mưa vừa rồi đã cung cấp một lượng đạm tự nhiên cho những diện tích lúa chuẩn bị bước vào kỳ trổ bông, đồng thời cấp nước ở những vùng cao cạn như: vùng cao ở Hương Khê, vùng bãi ngang Thạch Hà, vùng không chủ động tưới ở Lộc Hà, Nghi Xuân…

Tuy nhiên, đối với những diện tích đang vào kỳ trổ bông thì có bị ảnh hưởng đến kết quả cuối vụ. Điều đáng lo ngại nhất sau đợt mưa rét vừa qua là nguy cơ bùng phát nhiều loại sâu bệnh, đặc biệt là đạo ôn cổ bông, khô vằn, rầy nâu và rầy lưng trắng.

Ngành khuyến cáo đến từng địa phương, tiếp tục theo dõi và gấp rút tổ chức phòng trừ. Ở những vùng nhiễm, vùng nguy cơ và trên các giống nhiễm, cần phun phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông trước kỳ trổ bông của lúa từ 5 - 7 ngày. Tại một số diện tích bị ngập úng, cần tập trung tiêu thoát sớm, tránh để lúa bị ngâm quá lâu trong nước. Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết.

Quảng Bình có gần 2.150ha cây trồng vị sâu bệnh và chuột gây hại

Tính đến ngày 15/4 toàn tỉnh Quảng Bình có gần 2.150ha cây trồng bị sâu bệnh và chuột gây hại.

 

images730757__nh_1.jpg
Nông dân huyện Quảng Ninh phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa đông-xuân.

 

Trong đó, hơn 2.000ha lúa đông-xuân bị sâu bệnh gây hại, như: Đạo ôn lá, bọ trĩ, chuột, bạc lá, ốc bươu vàng...
 
Cụ thể: 482ha nhiễm khô vằn, 410ha nhiễm bạc lá, 328ha nhiễm đạo ôn lá, 230ha nhiễm rầy nâu, 76ha bị bệnh đốm nâu, 40ha bị bệnh sâu cuốn lá nhỏ, 35ha nhiễm bệnh lem lép hạt và 428ha bị chuột phá hoại. Diện tích lúa bị sâu bệnh và chuột gây hại tập trung nhiều nhất tại các huyện: Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch…
 
Ông Lê Xuân Tứ, Chi cục trưởng Chi cục TT-BVTV cho biết, dự báo thời gian tới, chuột, bệnh đạo ôn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ... sẽ tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa; bệnh vàng lá chết chậm gây hại cục bộ trên các vườn tiêu; sâu keo mùa thu, bệnh khô vằn sẽ có chiều hướng gia tăng tại một số địa phương.
 
Để bảo vệ các loại cây trồng vụ đông-xuân, Chi cục TT-BVTV đề nghị các địa phương chỉ đạo nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời, đặc biệt, chú ý rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa đông-xuân.
 
Thừa Thiên Huế vận hành công  trình thủy lợi bảo vệ lúa
 
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ chiều 17/4 tại Thừa Thiên Huế có mưa rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa và dông. Trong cơn dông cần đề phòng lốc sét và gió giật mạnh. Vùng biển gió bắc đến đông bắc mạnh dần lên cấp 5, giật cấp 6-7. Biển động nhẹ, sóng biển cao 1,5-2,5m.
 
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), Công ty TNHHNN một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh, các địa phương có phương án vận hành hợp lý các công trình thuỷ lợi, cống qua đê bảo vệ diện tích sản xuất vụ đông xuân; các chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện tổ chức trực ban theo dõi, thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành đã được phê duyệt đảm bảo an toàn công trình và an toàn vùng hạ du.
 
Rút kinh nghiệm từ đợt mưa trái mùa vào đầu tháng 4 vừa qua, việc chủ động vận hành các công trình thủy lợi để tránh gây ngập úng cho lúa, là một trong những biện pháp làm giảm thiệt hại cho bà con nông dân. 
 
Ảnh hưởng mưa trái mùa, lúa huyện Núi Thành sụt giảm
 
Tại 2 địa phương trồng lúa trọng điểm của huyện là Tam Xuân 1 và Tam Xuân 2 năng suất lúa giảm đáng kể. Đến nay, nông dân xã Tam Xuân 2 thu hoạch được hơn 350/702ha, năng suất đạt 57,41 tạ/ha, giảm 22 tạ/ha so với vụ đông xuân trước; tổng sản lượng lúa giảm 1.500 tấn. Trong khi đó xã Tam Xuân 1 thu hoạch được khoảng 40% trên diện tích hơn 444ha, năng suất đạt 53,8 tạ/ha, giảm 8 tạ/ha so với vụ đông xuân trước.

Vụ vày toàn huyện Núi Thành (Quảng Nam) sạ cấy hơn 4.000ha lúa. Đợt mưa trái mùa vừa qua làm hơn 741ha lúa đang giai đoạn trổ - chín bị thiệt hại nặng.

Hiện nay, đang trong quá trình giao mùa, là điều kiện để các loại côn trùng, sâu bệnh phát triển, do đó việc hủ động phòng chống sâu bệnh, côn trùng phá hoại mùa màng là hết sức quan trọng để bảo đảm được năng suất, chất lượng của cây lúa. Các địa phương cần chỉ đạo cho các ngành chức năng bám sát tình hình thực tế sản xuất của bà con nông dân để có những xử lý kịp thời.

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top