Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 3 tháng 4 năm 2022 | 20:17

Thanh long có thể xuất khẩu sang Iran

Iran là thị trường có nhu cầu cao về các loại hoa quả mọng nước như thanh long, chanh leo, ổi, đu đủ, măng cụt... Do vậy, thời gian tới nhiều loại trái cây Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu sang nước này.

Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại Việt Nam – Iran chỉ dừng ở mức trên 100 triệu USD. Đây là con số hết sức khiêm tốn so với tiềm năng tiêu thụ của thị trường Iran đối với nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam.

Trong cơ cấu hàng hóa, Việt Nam xuất khẩu sang Iran chủ yếu các loại nông, thủy sản như hạt tiêu, hạt điều, chè, cà phê, hải sản, một số mặt hàng cao su tự nhiên, rau củ quả, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ...

Trong đó, các sản phẩm nông sản chính mà Việt Nam đang xuất khẩu sang Iran là chè, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, rau quả nhiệt đới, cá tra phile. Trong đó, hạt điều, hạt tiêu, cà phê và chè chiếm phần lớn kim ngạch nông sản xuất khẩu sang Iran. Cụ thể, năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu sang Iran 30 triệu USD hạt điều, 17 triệu USD cà phê, 14 triệu USD hạt tiêu, 7 triệu USD chè.

 

thanh-long.jpg
Nhiều loại trái cây Việt có thể xuất khẩu sang Iran.

 

Theo ông Nguyễn Thành Long, Thương vụ Việt Nam tại Iran, nông sản Việt Nam và Iran có nhiều sự bổ trợ cho nhau và không có nhiều sự cạnh tranh trong cùng một mặt hàng. Nhu cầu nhập khẩu nông sản của Iran lớn do hạn hán, mất mùa thường xuyên.

Hàng Việt Nam tương đối được ưa chuộng ở Iran do chất lượng đảm bảo. Phần lớn người Iran khi được hỏi cho biết họ có cảm tình với Việt Nam do cũng từng phải chịu sự cấm vận của Mỹ. Đây cũng là lợi thế để hàng Việt Nam thâm nhập vào thị trường này.

Đứng trên góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hiền Giang, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lâm Thành Hưng, chia sẻ, người Iran thích ăn trái cây, với mức tiêu thụ trung bình 120 kg/người/năm.

Hàng năm, Iran nhập khẩu 470 nghìn tấn trái cây nhiệt đới, trị giá 700 triệu USD. Những loại trái cây nhiệt đới nhập khẩu chính là chuối, dừa và xoài do sản lượng nội địa thấp hoặc không sản xuất được. Ngoài ra, người Iran còn thích ăn những loại quả mọng nước.

Bà Giang cho rằng, nếu làm thị trường tốt, chúng ta hoàn toàn có thể xuất khẩu thanh long, chanh leo, ổi, đu đủ, măng cụt, bưởi sang Iran.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top