Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 9 năm 2021 | 15:56

Thanh long Hải Dương đã có giấy thông hành để xuất khẩu sang Australia

Việc được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu là tín hiệu vui cho người trồng thanh long Hải Dương, mở ra cơ hội nâng cao hiệu quả kinh tế cho loại cây ăn quả này trong thời gian tới.

 

thanh-long.jpg
Thu hoạch thanh long. (Ảnh: TTXVN)

 

Toàn tỉnh Hải Dương có khoảng 200ha thanh long, được trồng chủ yếu tại thị xã Kinh Môn và thành phố Chí Linh. Vừa qua, thanh long Hải Dương đã chính thức có giấy thông hành để xuất khẩu sang Australia.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Hải Dương, các mẫu kiểm định đều cho kết quả thanh long không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Vì vậy, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đồng ý cấp 3 mã số vùng trồng cho 30ha thanh long Đại Uyên, xã Bạch Đằng, thị xã Kinh Môn xuất khẩu đi Hoa Kỳ, Australia và Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo quy định của phía Trung Quốc và Hoa Kỳ, mã số vùng trồng chỉ có hiệu lực sau khi được phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ chấp nhận.

Do đó, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo đến Chi cục sau khi nhận được kết quả phê duyệt từ phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ.

Thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Dương đã kết nối với các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây và hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục liên quan để đưa thanh long xuất khẩu.

Song, các doanh nghiệp này đều có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các doanh nghiệp tạm thời không về vùng nguyên liệu để thu mua, sơ chế, đóng gói xuất khẩu thanh long được như kế hoạch.

Tuy vậy, việc được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu là tín hiệu vui cho người trồng thanh long Hải Dương, mở ra cơ hội nâng cao hiệu quả kinh tế cho loại cây ăn quả này trong thời gian tới.

Thanh long Hải Dương cho thu hoạch tập trung từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm và thu hoạch theo lứa.

Thành phố Chí Linh có khoảng 170ha thanh long, trồng tập trung ở các xã Hoàng Hoa Thám, Bắc An, phường Hoàng Tiến…

Theo ông Trần Nhật Tâm, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Hoàng Hoa Thám, thanh long ở địa phương lâu nay chủ yếu được thu mua và tiêu thụ ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Dịch COVID-19 khiến việc lưu thông bị ảnh hưởng, thanh long tại địa phương hiện giờ chỉ tiêu thụ nội tỉnh và Hải Phòng.

Hiện thương lái đang mua thanh long tại vườn với giá 12.000 đồng/kg và giảm 2.000-3.000 đồng/kg so với đầu vụ.

Với giá bán này, mỗi ha thanh long cho lãi khoảng 70 triệu đồng nên nông dân đang hy vọng dịch COVID-19 sớm được khống chế để việc tiêu thụ thanh long sẽ thuận lợi hơn.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top