Thị trường Tết kém sôi động do ảnh hưởng của dịch Covid-19
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên thị trường cận Tết của các tỉnh miền Trung kém sôi động hơn so với những năm trước. Sức mua giảm, chợ vắng khách vì thế các tiểu thương dè dặt dự trữ hàng Tết.
Các mặt hàng phục vụ nhu cầu Tết vắng khách mua
Thời điểm cận Tết này ở những năm trước, khi chưa có dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các mặt hàng như nước ngọt, bia, bánh kẹo, mứt… được các tiểu thương nhập về với số lượng lớn. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên số lượng hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ Tết này giảm hẳn, các tiểu thương ở Nghệ An dè dặt không dám nhập nhiều, chỉ lo không có khách.
Chị Võ Hằng, một tiểu thương kinh doanh bánh kẹo mứt và hải sản khô ở đình Tây chợ Vinh cho biết: “Giờ mới chỉ dám nhập về một lượng ít để chào hàng. Hiện, khách sỉ các huyện cũng chưa thấy đặt hàng nên không dám ôm nhiều. Chờ vài tuần nữa xem tình hình dịch bệnh, sức mua của người dân như thế nào mới dám lấy hàng về”.
Một tiểu thương chợ Ga Vinh cho biết: “Hàng Tết có bao bì, mẫu thiết kế riêng nên chỉ bán được trong vòng 1 tháng, để qua Giêng là đã lỗi, đã không còn được lựa chọn. Do đó, nếu ôm hàng nhiều trong khi sức mua giảm thì sẽ phải chịu thua lỗ nên đang cân nhắc chỉ nhập một số mặt hàng thật sự thiết yếu, người dân cần”.
Tại Hà Tĩnh lượng hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ Tết đã được các đơn vị chuẩn bị tương đối, nhưng lượng khách đến mua hàng trong thời điểm này giảm khá nhiều so với những năm trước đây khi chưa có dịch bệnh.
Lịch treo tường là một trong những mặt hàng không thể thiếu trong mỗi gia đình, tuy nhiên năm nay mặt hàng này giảm hẳn số lượng, mặc dù giá cả đã được giảm đến 30% nhưng vẫn vắng khách.
Theo khảo sát, lịch Tết năm nay vẫn giữ giá bán như năm trước. Với loại lịch bloc cỡ nhỏ, trung bình, có giá từ 47.000 - 100.000 đồng, cao nhất là lịch bloc cực đại giá từ 600.000 – 750.000 đồng. Mẫu lịch treo tường loại 1 tờ có giá từ 13.000 - 27.000 đồng; lịch treo tường loại 5 tờ, 7 tờ có giá từ 32.000 - 42.000 đồng; lịch để bàn giá từ 26.000 - 37.000 đồng/sản phẩm..
Tuy nhiên, thời điểm này, lượng khách lẻ chủ yếu đến để tham khảo mẫu mã, giá cả, số lượng lịch bán được chưa nhiều. Các khách sỉ như công ty, doanh nghiệp cũng thiếu vắng đơn đặt lịch làm quà tặng như các năm trước”, chị Cao Thị Vân Nam – Cửa hàng phó Cửa hàng số 58 Phan Đình Phùng (TP. Hà Tĩnh), thuộc Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Hà Tĩnh cho hay.
Anh Nguyễn Quang Trung - chủ cửa hàng Nhà sách Văn hóa thành phố (đường Vũ Quang) kỳ vọng thị trường lịch sẽ ấm dần lên trong thời gian tới, nhất là trước dịp nghỉ Tết Dương lịch để vừa giải phóng nguồn hàng vừa duy trì thói quen văn hóa xưa nay của người Việt.
Chuẩn bị đầy đủ hàng tết cho người tiêu dùng
Nhằm bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán sắp tới, Sở Công Thương Nghệ An và các doanh nghiệp thương mại đã tăng cường dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, chủ động nguồn hàng, không để xảy ra khan hàng, sốt giá.
Ông Cao Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết: “Sở đã chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; có phương án bảo đảm hàng hóa, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, nhất là khi dịch Covid-19 bùng phát vào thời điểm tết Nguyên đán. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ bố trí điểm bán hàng lưu động; chuẩn bị sẵn các điểm trung chuyển hàng hóa kiên quyết không để khan hàng, sốt giá…”.
Công ty CP Thương mại Hoàng Lâm Bân (TP. Hà Tĩnh) đã xây dựng kế hoạch nguồn hàng tết và nhập hàng về kho dự trữ. Theo Bà Phạm Thị Bân – Giám đốc công ty cho biết: “Dịp cuối năm, gần tết là cao điểm kinh doanh nên để chủ động nguồn hàng, công ty đã làm việc với các nhà sản xuất và đơn vị cung cấp từ sớm. Hiện, chúng tôi cũng đã nhập một số mặt hàng thiết yếu phục vụ tết về kho dự trữ và phân phối dần cho các đại lý. Với khoảng 1.600 khách hàng là các đại lý trên toàn tỉnh, số lượng hàng hóa dịp tết này công ty nhập về tăng khoảng 30% so với những tháng trước. Do vậy, trong đợt cao điểm (tháng 11, 12 và tháng 1/2022), hầu hết nhân viên công ty phải tăng ca, bốc hàng lên xe buổi tối để kịp sáng sớm giao cho đại lý”.
Công ty TNHH Thương mại Hợi Đồng (Thạch Hà) cũng đã kết nối với các nhà cung cấp và chuẩn bị kế hoạch hàng hóa thiết yếu để phân phối cho các đại lý. Anh Trần Hùng – Quản lý công ty cho hay: “Với 40 đầu xe và gần 200 nhân viên, công ty chuyên phân phối các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: gạo, mỳ tôm, nước mắm, dầu ăn, bánh kẹo… cho các cửa hàng kinh doanh trên toàn tỉnh. Theo kế hoạch, dịp tết năm nay, công ty sẽ tăng nguồn hàng phục vụ tết khoảng 20 - 30% so với ngày thường. Tùy theo tình hình dịch bệnh, mức độ tiêu dùng của người dân, công ty sẽ điều chỉnh lượng hàng phù hợp, đảm bảo cho nhu cầu mua sắm của người dân. Để đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao những ngày tới, công ty cũng đã tính toán các phương án vận chuyển hàng hóa và bố trí nhân lực tăng ca”.
Cùng với các đơn vị phân phối, các doanh nghiệp bán lẻ lớn như siêu thị Co.opmart, Vinmart, hệ thống các siêu thị mini, cửa hàng tiện ích cũng đã “nhập cuộc” hàng tết. Bà Phạm Thị Hiệp Định – Phó Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh thông tin: “Tổng giá trị hàng hóa doanh nghiệp dự trữ cho cao điểm 2 tháng cận tết năm nay khoảng 60 tỷ đồng, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như: đồ uống, thực phẩm khô, bánh kẹo, hàng gia dụng, hoa quả tươi, thực phẩm tươi sống... Để dự trữ hàng hóa, đợt cao điểm này, siêu thị cũng phải thuê thêm 1 kho chứa. Hiện nay một số mặt hàng như: bánh kẹo, bia, thời trang, đồ dùng gia đình, hóa mỹ phẩm đã về số lượng ít, khoảng giữa tháng 12 sẽ về nhiều hơn. Các loại bánh mứt, hạt… tầm đầu tháng 1/2022, hàng sẽ về kho”.
Theo Sở Công thương Hà Tĩnh, thời điểm này, nhiều doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp bán lẻ đã lên kế hoạch nguồn hàng phục vụ thị trường tết. Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, sở cũng chủ động làm việc cùng với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị, các đơn vị tham gia bình ổn thị trường và phối hợp các đơn vị này xây dựng kế hoạch dự trữ hàng tết, phương án kinh doanh, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ về chất lượng hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng gây tăng giá cục bộ trong dịp cao điểm phục vụ tết.
Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 dẫn đến sức mua giảm trong Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 là điều không thể tránh khỏi, bởi trong năm qua các doanh nghiệp tạm dừng sản xuất trong thời gian khá dài, thu nhập của người dân giảm đáng kể. Tuy nhiên với truyền thống của người Việt, Tết Nguyên đán là thời gian để mọi thành viên trong gia đình xum họp sau một năm làm ăn vất vả ở phương xa, thì không thể thiếu được những mặt hàng phục vụ cho dịp này.
Việc chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết cho nhân dân để không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa trong thời điểm cận Tết Nguyên đán là nhiệm vụ của các đơn vị kinh doanh thương mại, Sở Công thương các địa phương cũng đã chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị số lượng lớn hàng hóa để đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ của nhân dân.
Mặc dù thị trường chưa sôi động, nhưng với việc thực hiện Nghị quyết 128/CP của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có nhiều kết quả trong những tháng vừa qua, hy vọng thị trường sẽ có sự chuyển biến vào những ngày giáp Tết.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.