Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 4 năm 2020 | 23:51

Tin ĐBSCL: Gần 165 tỉ đồng xây dựng hồ chứa nước ngọt

Tỉnh Hậu Giang đang xây dựng hồ trữ 1,8 triệu m3 nước ngọt ở Xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tổng mức đầu tư gần 165 tỷ đồng. Kỳ vọng khi hồ trữ nước đi vào hoạt động cấp nước sinh hoạt cho khoảng 248.000 người dân .

untitled.jpg

 Khi hồ nước hoàn thành sẽ cấp nước sinh hoạt cho khoảng 248.000 người dân.

 

Hồ trữ nước ngọt có vốn đầu tư gần 165 tỷ đồng, diện tích 50ha, trong đó phần mặt hồ rộng 21ha. Dự kiến, đến tháng 3/2021, hồ sẽ được hoàn thành.

Sau khi xây dựng hoàn thành, Dự án này sẽ giúp tỉnh Hậu Giang chủ động thực hiện kế hoạch hành động và ứng phó với nước biển dâng, xâm nhập mặn, cung cấp nguồn nước mặt bảo đảm chất lượng thường xuyên cho các nhà máy xử lý nước sạch của tỉnh và đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 248.000 người dân thuộc TP. Vị Thanh, TX. Long Mỹ, huyện Vị Thủy và huyện Châu Thành A.

Bên cạnh đó, tạo ra khu trữ nước tĩnh, xử lý cơ bản lượng phù sa, độ đục, giảm thiểu phần lớn chi phí cho xây dựng nhà máy xử lý nước trong công tác lọc nước; tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh vùng sông nước, góp phần cải thiện cảnh quan và môi trường thiên nhiên trong khu vực; nghiên cứu tận dụng không gian mặt hồ đầu tư điện mặt trời; góp phần bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Hiện một loạt địa phương khác như các tỉnh An Giang, Cà Mau cũng đang xây dựng hồ trữ nước ngọt ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn. Tuy nhiên, thông tin hồ Kênh Lấp, tỉnh Bến Tre bị nhiễm mặn và cạn nước khiến không ít người nghi ngờ về hiệu quả của những dự án này.

Tại Cà Mau, tỉnh này đã có kế hoạch xây dựng một hồ trữ nước ngọt tập trung tại vùng đệm rừng U Minh hạ. Sau đó, thực hiện chung chuyển nguồn nước sạch về để giải quyết nhu cầu bức xúc của người dân trong vùng ngọt mỗi khi mùa khô đến. Tuy nhiên, hiện vẫn phải nhờ các chuyên gia đánh giá tính khả thi của dự án do nguồn nước tại địa phương nhiễm phèn và giàu hữu cơ.

Bến Tre: Hồ chứa nước ngọt Ba Tri trơ đáy

Hồ chứa nước ngọt Ba Tri (huyện Ba Tri, Bến Tre), được xem là hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây hiện đã cạn khô, đáy khiến người dân sống hai bên hồ phải đi chở nước về sử dụng.

 

hồ-chứa-nước-ba-tri-nhiều-chỗ-đã-cạn-khô-tuoitre.jpg
Hồ chứa nước Ba Tri nhiều chỗ đã cạn khô (ảnh: tuoitre)

 

Tưởng gần 1 triệu mét khối nước ngọt tại Hồ chưa sẽ cung cấp đủ cho người dân vùng lân cận nhưng do hạn mặn kéo dài, một phần nước bốc hơi, phần nhà máy nước bơm để xử lý, hòa vào mạng lưới cung cấp nước cho các xã, huyện lân cận khiến nguồn nước trong hồ cạn kiệt.

Ông Hồ Văn Thương, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ba Tri, cho biết, sau 3 tháng cầm cự đến nay hồ đã cạn kiệt. Để có nước phục vụ bà con sinh hoạt, sản xuất trong thời gian tới, phòng đã tham mưu UBND huyện kiên trì vận động nhà hảo tâm, hiện đã lắp được các máy lọc nước RO tại nhiều điểm công cộng. Về lâu dài, chúng tôi đã kiến nghị UBND tỉnh xây dựng các công trình đầu mối, xây dựng cống để ngăn mặn, trữ ngọt, nạo vét các kênh nội đồng để trữ nước.

Xâm nhập mặn có xu hướng giảm dần

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, Nam Bộ và Tây Nguyên ban ngày vẫn phổ biến ít mưa và có nắng gián đoạn. Chiều tối, đêm và sáng sớm có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

 

photocat.jpg
 Một số tỉnh ở ĐBSCL đã bắt đầu có mưa.

 

Hiện nay, mực nước các trạm trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,2-1 m. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,15 m, tại Châu Đốc 1,3 m, cao hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 0,1-0,15 m.

Xâm nhập mặn từ ngày 28-30/4 ở ĐBSCL có xu thế giảm dần. Độ mặn cao nhất trong đợt này tại các trạm ở mức thấp hơn thời kỳ từ ngày 21-25/4.

Tại An Giang, Ban Chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đang khẩn trương giúp người dân khắc phục thiệt hại do mưa, dông lốc xảy ra ở các huyện Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú vào chiều 26/4.

Khoảng 15h ngày 26/4, mưa lớn kèm theo dông, lốc đã khiến nhiều căn nhà của người dân ở huyện Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú bị tốc mái, xiêu vẹo; nhiều hecta lúa bị đổ ngã phải sạ lại; 2 trụ điện trung thế ở huyện Châu Phú bị gãy.

Sau khi thiên tai xảy ra, lãnh đạo tỉnh An Giang đã đến thăm hỏi, động viên các hộ dân bị ảnh hưởng, huy động lực lượng tại chỗ cùng nhân dân địa phương hỗ trợ hộ bị thiệt hại di dời tài sản, sửa chữa lại nhà cửa, sớm ổn định cuộc sống.

Ngăn chặn vận chuyển thuốc lậu 5 cán bộ bị thương

Vào lúc 1 giờ 40 phút rạng sáng nay (28/4), tại khu vực biên giới, tổ trực chốt phòng chống Covid- 19 phát hiện khoảng 200 đối tượng vừa vác, vừa đẩy các bè thuốc (khoảng 250 thùng loại 50 cây thuốc/thùng) đi từ hướng Campuchia vào vị trí trực.

 

chốt-phòng-dịch-tại-tuyến-đầu-biên-giới-hà-tiên.jpg
Chốt phòng dịch tại tuyến đầu biên giới Hà Tiên.

 

Tổ trực đã báo cấp trên, khoảng 40 cán bộ, chiến sỹ gồm biên phòng, công an cơ động được chi viện để ngăn chặn. Khi phát hiện lực lượng chức năng ngăn chặn, 100 đối tượng cầm gậy, trong đó một số gậy có buộc dao nhọn trên đầu và đá xông vào tấn công cán bộ chiến sỹ.

Mặc dù lực lượng bắn chỉ thiên liên tục nhưng các đối tượng này vẫn hung hãn xông vào đánh các cán bộ, chiến sỹ. Sau hơn 20 phút chống đỡ, thuyết phục, tổ công tác đã bắt được 2 đối tượng và 5 thùng thuốc. Số đối tượng còn lại xông vào dùng gậy đánh và cướp lại 4 thùng thuốc, đẩy toàn bộ số thuốc về phía Campuchia và rút hết về Campuchia.

Trong lúc giằng co, các đối tượng đã đánh 5 cán bị thương. Trong đó 1 cán bộ Biên phòng bị thương vùng đầu, 1 cán bộ Công an bị gãy tay, 3 người khác bị thương phần mềm.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đang phối hợp với Công an tỉnh tiến hành điều tra, xử lý các đối tượng theo luật định.

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top