Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 24 tháng 2 năm 2021 | 9:39

Tin NN miền Trung: Nông sản được mùa rớt giá

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covit-19 nên việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi giá giảm thấp, không đủ chi phí đầu tư ban đầu, người dân bỏ không thu hoạch.

Nghệ An: Bà con nông dân không thu hoạch rau màu do giá thấp
 
Tại các xã Diễn Thành (Diễn Châu) hay xã Quỳnh Minh (Quỳnh Lưu) đang diễn ra hiện tượng rau màu rớt giá, không thu đủ chi phí đầu tư ban đầu, bà con nông dân tại các địa phương này đã bỏ không thu hoạch.
 
bà-tràng.jpg
Bà Tràng, nông dân xóm 7 (xã Diễn Thành) bên ruộng rau nhà mình

 

Bà Phan Thị Tràng, nông dân xóm 7, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu cho biết, các loại rau, trong đó có su hào dù rất rẻ, từ 400 - 500 đồng/kg, nhưng khó tiêu thụ, nên không buồn thu hoạch.
 
Ông Lê Thế Hiếu - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Diễn Châu cho biết: Hiện nay, Diễn Châu còn khoảng 150 ha rau vụ đông ở các xã: Diễn Thành, Diễn Phong, Diễn Lộc... dự kiến qua Rằm tháng Giêng thu hoạch dù giá rẻ nhưng bà con sẽ bán hết để chuyển sang trồng dưa hấu vụ hè.
 
bà-bảy.jpg
Do giá rau xuống thấp, bà Bảy đành phá bỏ rau để trồng vụ rau khác.
Tại xã Quỳnh Minh (Quỳnh Lưu) Bà Hồ Thị Bảy, hộ trồng rau ở xóm 7, cho biết: Gia đình có 1,5 sào rau cải, xà lách. Do rau quá rẻ, thậm chí không không ai mua, nên phá đi để trồng vụ rau khác.
 
Theo Chủ tịch UBND xã Quỳnh Minh: Toàn xã hiện có khoảng 160 ha rau các loại, dịp ra Tết này, rau rớt giá tận đáy, tiền bán rau không đủ tiền công, nên nhiều hộ không thu hoạch, chặt bỏ rau ngay tại ruộng. Theo ông Hữu, giá rau giảm mạnh là do thời tiết thuận lợi cho rau phát triển, dẫn đến "cung quá cầu", hơn nữa do dịch Covid-19 tái phát ở một số tỉnh, cũng ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ.
 
Không chỉ các tỉnh miền Trung, sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân bị rớt giá do anh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các địa phương khác là vùng dịch, sản phẩm nông nghiệp của bà con cũng không thể tiêu thụ được. Chính quyền các địa phương ở vùng dịch đã kêu gọi người dân “giải cứu” sản phẩm nông sản giúp đỡ bà con. Nghệ An nên có những biện pháp để nông dân trồng rau tại các địa bàn này tiêu thụ được sản phẩm.
 
Tuy nhiên vẫn có những sản phẩm được mùa và được cả giá như khoai tây, nên người nông dân vui mừng vì tiêu thụ được sản phẩm.
 
Khoai tây được mùa được giá, nông dân phấn khởi
 
Trên địa bàn huyện Diễn Châu, người nông dân đang bước vào thu hoạch đại trà khoai tây. Năm nay, khoai tây được mùa, giá cả cũng ổn định nên người dân hết sức vui mừng.
Bà Trần Thị Trà, thôn Đông Hồ (xã Diễn Phong), cho biết: Năm nay, gia đình bà trồng 1,5 sào khoai tây, sau 3 tháng trồng và chăm sóc, đã đạt năng suất khoảng 1,2 tấn/sào. Do được đơn vị bao tiêu cam kết đảm bảo đầu ra nên việc sản xuất, tiêu thụ thuận lợi.
 
 
khoai-tây1.jpg
Bà con nông dân thu hoạch khoai tây 
Với giá khoai tây ở mức ổn định, từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, tính bình quân, mỗi sào đem lại giá trị từ 7-9 triệu đồng. So với các loại rau màu khác thì khoai tây cho thu nhập cao hơn.
 
Vụ đông năm 2020, Diễn Châu có khoảng 200ha trồng khoai tây, chủ yếu tập trung ở các xã Diễn Phong, Diễn Hoàng, Diễn Kỷ, Diễn Thịnh, Diễn Tân, Diễn Trung  Tại xã Diễn Phong, năm nay có khoảng 100 hộ trồng khoai tây, trên diện tích hơn 10ha. Do từng có kinh nghiệm trồng khoai tây, nên việc chăm sóc được người dân nắm rõ.
 
khoai-tây-2.jpg
Khoai tây được bao tiêu ngay sau khi thu hoạch
 
Ông Lê Thế Hiếu - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Diễn Châu cho biết: Khoai tây là cây trồng gối vụ, được nhiều địa phương chọn lựa để trồng vào vụ đông nhưng thu hoạch rải đều từ vụ đông sang vụ xuân. Mùa thu hoạch này, khoai tây đạt năng suất cao, từ 20-24 tấn/ha, khoảng 1,2 tấn/sào.
 
Hà Tĩnh: Trồng dưa chuột trong nhà lưới thu lãi cao
 
Trồng 4.000 gốc dưa chuột Nhật Bản trong nhà màng rộng 2.900 m2, vụ thu hoạch đầu tiên đã mang về cho gia đình chị Võ Thị Loan (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) hơn 100 triệu đồng.
 
Chỉ sau khoảng 2 tháng gieo giống, gia đình chị đã bắt đầu thu hoạch lứa dưa chuột đầu tiên ngay từ trước tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
 
chị-loan.jpg
Dưa chuột trồng trong nhà lưới của gia đình chị Loan.
Chị Loan cho biết: “Giống dưa chuột Nhật Bản phát triển tốt, quả sai nên năng suất cao, ước tính hơn 2 tấn/1 sào. Như thế, với diện tích 2.900 m2 nhà màng, tổng sản lượng vụ dưa đầu tiên của gia đình tôi sẽ đạt khoảng 12 tấn. Với giá bán trung bình 20 ngàn đồng/kg, trừ chi phí giống, phân bón, nhân công chăm sóc, chúng tôi có thêm nguồn thu ước đạt hơn 100 triệu đồng".
 
Đây là năm đầu tiên, dưa chuột Nhật Bản “bén duyên” với nhà màng của nông dân Can Lộc, nhưng sản phẩm thu hoạch đến đâu được tiêu thụ đến đấy. Ngoài thương lái ở các chợ quê, dưa chuột của gia đình chị Loan còn được cung cấp cho các quầy hàng nông sản sạch ở Hà Tĩnh và bếp ăn bán trú của một số trường học trên địa bàn.
 
Mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao này không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình chị Loan mà còn mở ra hướng đi mới trong sản xuất cho các nhà vườn ở Can Lộc.
 
Quảng Bình vừa công nhận 33 sản phẩm OCOP cấp tỉnh
 
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 563/QĐ-UBND về công nhận kết quả đánh giá, phân hạng 33 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
 
quảng-bình.jpg
Các sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh.
Theo đó, huyện Lệ Thủy có 5 sản phẩm, gồm: tinh bột nghệ đỏ Vân Di (HTX nông sản Vân Di), tinh bột mì tinh Hiền Thuấn (HTX SXKD-DV tinh bột Hiền Thuấn), hạt tiêu đen (HTX SXKD nông sản sạch Sen Thủy), khoai deo sấy gừng (HTX SXKD và DV khoai lang Lâm Hường), ớt bột Hồng Thủy (Cơ sở thu mua chế biến nông sản Thánh Gái).
 
Huyện Quảng Ninh có 6 sản phẩm: tinh dầu sả chanh Lộc Phúc (Công ty TNHH MTV nông nghiệp hữu cơ Lộc Việt), rượu nếp Võ Xá (HTX làng nghề Võ Xá), mực khô xé sợi Vương Đoàn (HTX sản xuất, mua bán, chế biến thủy hải sản Vương Đoàn), mắm ruốc Xuân Hồng (HTX mua bán, chế biến thủy hải sản Xuân Hồng), mật ong Trường Xuân (HTX sản xuất, kinh doanh dịch vụ mật ong Trường Xuân), cao cà gai leo Bắc Tiến (HTX SXKD dịch vụ tổng hợp Bắc Tiến).
 
Thành phố Đồng Hới có 2 sản phẩm: nước mắm và mực khô (HTX SXKD dịch vụ chế biến thủy sản Long Tám), tôm khô (HTX chế biến bảo quản thủy hải sản Phương Hiền).
 
Huyện Bố Trạch 12 sản phẩm gồm: miến gạo Sâm Bố chính (HTX sinh thái Sông Son), mực ống Thanh Quang (Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Thanh Quang), dầu lạc Phong Nha (Công ty TNHH SX và KD thực phẩm an toàn Phong Nha), tinh dầu sả Như Oanh (HTX sản xuất tinh dầu Như Oanh), muối Kosal (Công ty TNHH Bio Korea Việt Nam tại Quảng Bình), nước mắm chay Tuấn Linh, cao linh chi Tuấn Linh, trà cà gai leo Tuấn Linh, nấm sò Tuấn Linh, nấm ăn Tuấn Linh, nấm linh chi Tuấn Linh, trà xanh linh chi Tuấn Linh (HTX sản xuất nấm sạch và KDNN Tuấn Linh).
 
Huyện Quảng Trạch có 1 sản phẩm: mây xiên gia dụng (HTX SX và dịch vụ mây xiên Quảng Phương). Huyện Minh Hóa có 1 sản phẩm: thịt gà đồi (Công ty TNHH thực phẩm Minh Trung).
 
Thị xã Ba Đồn có 3 sản phẩm: tỏi sạch Quảng Minh (HTX sản xuất tỏi và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Cồn Nâm), nước mắm Nhân Thọ và ruốc Nhân Thọ (Cơ sở thu mua chế biến thủy hải sản Trương Thị Nga).
 
Huyện Tuyên Hóa có 3 sản phẩm: lạc rang sả ớt (Công ty TNHH Châu Tuấn), mật ong (HTX nuôi ong Quyết Thắng), măng khô Mã Liềng (THT lâm nghiệp cộng đồng Mã Liềng).
 
Tuy nhiên, làm thế nào cho các sản phẩm đã được công nhận OCOP ra được thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường nước ngoài rất cần được các ngành chức năng tính đến. Nếu chúng ta chỉ công nhận và không có định hướng, chiến lược để đưa thương hiệu của các sản phẩm đã được công nhận ra thị trường bên ngoài, thì việc công nhận là OCOP 4 sao hay 5 sao cũng chỉ là hình thức.
 
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top