Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 14 tháng 12 năm 2019 | 16:0

Tin NN: Vỡ quy hoạch, vỡ thị trường, vỡ nợ... thực trạng buồn

Sản xuất tự phát chạy theo lợi nhuận, phá vỡ quy hoạch, đã làm cho các mặt hàng nông sản ở Tây Nguyên vốn có giá trị cao đã mất dần vị thế trên thị trường.

cf.jpg
Diện tích cây cà phê nước ta khoảng 720.000 ha, riêng Tây Nguyên chiếm khoảng 630.000 ha.

Mở rộng diện tích 1 cách ồ ạt, phá vỡ quy hoạch, không tôn trọng quy luật cung – cầu của thị trường, sản xuất “vô tội vạ”, thúc đẩy năng suất nhưng không chú trọng chất lượng là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đáng buồn của ngành trồng trọt ở Tây Nguyên hiện nay.

Những năm 2006, 2007, 2008… giá mủ cao su tăng liên tục và đạt đỉnh điểm vào năm 2012 với mức 120 triệu đồng/tấn. Cây cao su khi ấy được xem là “vàng trắng”, người người trồng cao su, nhà nhà trồng cao su, phớt lờ tất cả những cảnh báo về thị trường của các nhà khoa học.

Diện tích cây cao su ở Tây Nguyên tăng lên nhanh chóng, phá vỡ quy hoạch chỉ trong vài năm. Như một điều tất yếu, ngay sau đó, giá mủ cao su bắt đầu lao dốc liên tục từ 120 triệu/tấn xuống còn 90 triệu, 60 triệu và ổn định ở mức khoảng 30 triệu trong nhiều năm nay. Từ nông dân đến doanh nghiệp trồng cao su đều điêu đứng với mức giá mủ như thế này.

Cũng tương tự như cao su, vì giá hồ tiêu tăng cao, có lúc đạt hơn 230.000 đồng/kg, nông dân đã bất chấp cảnh báo, trồng một cách ồ ạt. Theo quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025, diện tích hồ tiêu của cả nước là 50.000 ha nhưng chỉ trong vài năm, riêng Tây Nguyên đã có tới gần 93.000 ha, nâng tổng diện tích hồ tiêu cả nước lên 150.000, phá vỡ quy hoạch.

Ông Hà Ngọc Uyển, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai cho biết, thời điểm giá hồ tiêu tăng cao, các ngành chức năng ở địa phương đã liên tục khuyến cáo đến bà con nông dân không nên mở rộng diện tích quá mức, phá vỡ quy hoạch thế nhưng không thể ngăn nổi.

"Những năm trước, do giá  hồ tiêu được nên nông dân ồ ạt, đổ xô trồng tiêu, kể cả những diện tích nằm trong quy hoạch cũng như diện tích ngoài quy hoạch. Đất không phù hợp nông dân cũng trồng. Chính vì thế đã phá vỡ quy hoạch” - ông Hà Ngọc Uyển cho biết.

Những diện tích hồ tiêu được nông dân bất chấp mở rộng khi không đủ các yếu tố kỹ thuật sẽ rất dễ dẫn tới dịch bệnh. Kết quả là rất nhiều vườn hồ tiêu đã chết khô, “vô phương cứu chữa”, người nông dân mất trắng vốn đầu tư, lâm vào cảnh nợ nần.

Còn những hộ trồng tiêu khác có thu hoạch được sản phẩm thì do phá vỡ quy hoạch, nguồn cung vượt quá xa so với nhu cầu của thị trường nên đã làm giá tiêu giảm từ 200.000 đồng/kg xuống chỉ còn khoảng 50.000 đồng/kg (ngang với giá thành sản phẩm).

Diện tích cây cà phê nước ta khoảng 720.000 ha, riêng Tây Nguyên chiếm khoảng 630.000 ha. Năm 2017 nước ta đã vượt Brazil trở thành nước xuất khẩu cà phê có sản lượng lớn nhất thế giới. Thế nhưng giá cà phê nguyên liệu nước ta lại thấp nhất thế giới bởi chất lượng chưa cao.

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho rằng, những năm qua, không chỉ cà phê mà hầu hết các sản phẩm khác của Việt Nam mới chỉ chú trọng tăng về sản lượng, trong khi chất lượng còn thấp nên giá trị mang lại không cao. Trong đó hồ tiêu và cà phê là những ví dụ điển hình. Thêm vào đó, phá vỡ quy hoạch, diện tích và sản lượng tăng cao, phá vỡ cân bằng cung – cầu của thị trường sẽ càng làm giá các mặt hàng nông sản giảm sâu hơn.

Theo ông Thủy: "Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của chúng ta chưa chú trọng về chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn cao nên khó xuất khẩu vào những thị trường có giá trị. Nông dân chúng ta vẫn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Sản xuất mà không dựa trên nhu cầu của thị trường thì dù có được mùa, rớt giá là chuyện rất dễ hiểu. Cuối cùng vẫn là câu chuyện giá trị mang lại không cao".

Yếu tố đảm bảo để nông dân yên tâm sản xuất đó là chuỗi giá trị nông sản phải có mối liên kết chặt chẽ. Có nghĩa rằng, các doanh nghiệp thu mua, chế biến và kết nối với thị trường tiêu thụ và nông dân phải gắn kết với nhau. Trong 4 nhà bao gồm nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước cần phải có sự liên kết chặt chẽ.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần tập đoàn Lộc Trời cho rằng, sự liên kết này trong thời gian qua chưa thực sự diễn ra. Vai trò điều tiết của Nhà nước còn chưa cao. Chỉ doanh nghiệp là có thể kết nối được sản xuất với thị trường, mới ký được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân.

Vì vậy, trong liên kết 4 nhà, thì nhà nông, doanh nghiệp, nhà khoa học nên là 3 chủ thể, ở vị trí 3 đỉnh của 1 tam giác. Còn nhà nước ở giữa 3 đỉnh đó, đóng vai trò kiến tạo như chính phủ vẫn nói, tức là vai trò tạo luật chơi, vai trò trọng tài và vai trò chế tài.

Khi giá nông sản trượt dốc, trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp nông dân luôn là đối tượng gánh chịu những thiệt hại nặng nề nhất. Với giá tiêu, giá cao su, cà phê như thời gian qua… không ít người đã phải lâm vào cảnh nợ nần, các khoản đầu tư không có khả năng chi trả. Phá vỡ quy hoạch, phá vỡ thị trường thì cũng đồng nghĩa, người nông dẫn phải đối mặt với chuyện “vỡ nợ” trên chính mảnh đất màu mỡ của mình.

Dịch tả lợn châu Phi: Xem xét xóa nợ cho cơ sở chăn nuôi

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, chính sách của Chính phủ đã có nhiều khoản tín dụng, khoanh nợ, giãn nợ người dân không có khả năng trả nợ, nếu sự việc xảy ra với quy mô lớn thì có thể tính đến việc xóa nợ.

 

photo1576036369834-1576036369989-crop-15760363879571416477584.jpg
Ảnh minh họa.

 

Mới dây, tại cuộc đối thoại lần thứ hai của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với nông dân lần thứ hai tại TP Cần Thơ với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản”.

Ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đại diện cho 4.000 hộ chăn nuôi heo vùng Đông Nam Bộ đặt câu hỏi với Thủ tướngvà lãnh đạo Bộ ngành về việc hỗ trợ cho ngành chăn nuôi trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

“Năm 2019, được coi là năm rất khó khăn của ngành chăn nuôi vì dịch tả lợn châu Phi. Cả nước có tới hơn 6 triệu con lợn bị chết hoặc phải tiêu hủy. Mặc dù đã được nhà nước hỗ trợ, song câu hỏi làm thế nào để xây dựng nền chăn nuôi bền vững đem lại lợi nhuận cao luôn là vấn đề mà những người nông dân trăn trở.Vậy tôi xin hỏi, Thủ tướng, Chính phủ sẽ có những chính sách đột phá gì để ưu tiên, hỗ trợ cho ngành chăn nuôi, người chăn nuôi nhỏ lẻ, nhất là trong bối cảnh rủi ro nhiều dịch bệnh như hiện nay”, ông Công bày tỏ.

Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nói: Chăn nuôi chiếm vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp, chiếm 10% GDP. Thời gian qua chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, dịch bệnh, mới đây nhất là Dịchtả lợn châu Phi.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 về cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất chăn nuôi (gọi chung là cơ sở chăn nuôi) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Cụ thể: Hỗ trợ 25.000 đồng/kg lợn thịt (khoảng 70% giá thành sản xuất); hỗ trợ 30.000 đồng/kg lợn giống; 500.000 đồng/con lợn giống cụ kỵ, ông bà.

Còn ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho hay: Dịch tả lợn châu phi gây thiệt hại lớn, làm mất cân đối cung cầu. Từ đó, các địa phương đã triển khai hỗ trợ người dân từ ngân sách. Thời gian qua, chính sách của Chính phủ đã có nhiều khoản tín dụng, khoanh nợ, giãn nợ người dân không có khả năng trả nợ, nếu sự việc xảy ra với quy mô lớn thì có thể tính đến việc xóa nợ.

“Về phía ngân hàng, chúng tôi chỉ đạo tất cả các chi nhánh khoanh nợ, kéo dài các khoản nợ tạo điều kiện cho người dân, trong đó có người dân bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi có điều kiện tái đàn, khôi phục sản xuất”, Phó Thống đốc NHNN khẳng định.

 

 

Thanh Tâm (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top