Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 9 năm 2019 | 14:51

Tin NN: Vừa xuất khẩu, nhãn Việt Nam đã bị Australia "tuýt còi"

Thương vụ Việt Nam tại Australia vừa đưa ra cảnh báo với các doanh nghiệp về vấn đề đóng gói nhãn xuất khẩu đi Australia, sau khi lô nhãn Việt Nam nhập khẩu lần đầu tiên vào Australia bị dừng thông quan.

Thương vụ Việt Nam tại Australia (Bộ Công thương) vừa cho biết ngày 7/9, lô nhãn Việt Nam nhập khẩu lần đầu tiên vào Australia đã bị Cơ quan Kiểm dịch Australia tại Melbourne dừng thông quan, do lỗi doanh nghiệp đóng gói không đúng qui định.

 

0012_nhan_uc.jpg
Lô nhãn đầu tiên xuất sang Úc bị dừng thông quan. (Ảnh: MOIT)

 

Nhận được tin báo của doanh nghiệp nhập khẩu, Thương vụ đã khẩn trương làm việc với Bộ Nông nghiệp Australia, nhờ xem xét giúp đỡ. Đến cuối giờ chiều cùng ngày, phía Bộ Nông nghiệp Australia có chỉ thị xuống Melbourne đồng ý thông quan. Đây được xem là ngoại lệ vì Cơ quan Kiểm dịch Australia cực kỳ nghiêm khắc.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, Thương vụ đã thông báo các điều kiện nhập khẩu nhãn trên website của Bộ Công Thương và website của Thương vụ từ trước khi Bộ Nông nghiệp hai nước gặp và công bố mở cửa cho mặt hàng nhãn tại Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa thật sự chú ý.

Liên quan trực tiếp đến lô nhãn được giải cứu, Bộ Nông nghiệp Australia đã gửi thư cho Thương vụ nhắc lại các điều kiện đóng gói bao bì.

Cụ thể, hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng được ít nhất một trong các phương pháp đóng gói an toàn để tránh côn trùng xâm nhập. Thứ nhất là thùng carton kín, đóng gói trong thùng carton có nắp được đậy chặt và không có lỗ thông hơi. Thứ hai là thùng carton có lỗ thông hơi. Nếu thùng carton có lỗ thông hơi thì các lỗ này phải được che bằng lưới và kích thước không quá 1,6 mm và độ dày của lưới không nhỏ hơn 0,16 mm hoặc các lỗ thông hơi phải được dán lại.

Mục đích của các điều kiện này là để tránh hàng hoá bị nhiễm bẩn hoặc tái nhiễm sau khi chiếu xạ.

Để tăng cường các điều kiện nhập khẩu hiện tại, Bộ Nông nghiệp Australia sẽ gửi thông báo bằng văn bản tới cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu thông tin đối với việc sử dụng thiết bị chất xếp hàng hóa đường không (ULD) và các container đường biển được dán kín.

Nếu Việt Nam có thể cung cấp được các thông tin chứng minh rằng việc đảm bảo an toàn cho hàng hoá sau khi xử lý vẫn được duy trì theo các điều kiện trên, Bộ Nông nghiệp Australia có thể sẽ công bố thêm các phương pháp đóng gói an toàn.

Cụ thể như sau, các pallet được quấn bằng lưới hoặc bọc nilon hoặc các thiết bị chất xếp hàng hóa đường không (ULDs). Các ULDs vận chuyển các thùng carton có lỗ thông hơi mở hoặc các pallet carton có lỗ thông hơi phải được che kín hoặc bọc bằng tấm polythene/nhựa/lá kim loại hoặc lưới với kích thước lỗ không quá 1,6 mm.

Ngoài ra, hàng hoá được vận chuyển trong các container kín-các thùng carton (thùng đóng hàng) có lỗ được vận chuyển trong các container đóng kín. Container kín bao gồm 6 mặt bằng chất liệu cứng hoặc ULDs với các mặt là các tấm bạt lớn chống thấm (tarpaulin) không có lỗ hoặc khoảng trống. Container phải được vận chuyển nguyên vẹn đến các điểm kiểm tra.

Giải "cơn khát" vốn ngành lúa gạo

Hàng chục năm qua, điệp khúc "được mùa rớt giá" cứ lặp đi lặp lại, buộc các cơ quan nhà nước phải vào cuộc giải cứu giá lúa gạo cho nông dân. Nguyên nhân khiến giá lúa giảm sâu rất dễ nhận thấy, nhưng cần phân tích để tìm ra giải pháp căn cơ hơn. Các biện pháp giải cứu luôn có độ trễ, thụ động và khó giải quyết hết.

 

photo1568860471981-1568860472056-crop-15688604903591591166033.jpg
Ảnh minh họa.

 

Đặc thù của ngành lúa gạo là tính mùa vụ, cao điểm thu hoạch lượng hàng hóa cần giải phóng trong thời gian ngắn tăng gấp 2-3 lần so với thấp vụ. Áp lực thu hoạch, sấy, vận chuyển, thu mua luôn bị quá tải.

Nguồn tiền là yếu tố chính giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thu mua và mua nhiều lượng lúa hàng hoá nhằm giữ giá không bị giảm sâu (lúa vừa thu hoạch xong phải được phơi sấy, bảo quản ngay, nếu quá 1-2 ngày sẽ hư hỏng và giảm tỷ lệ thu hồi). Đây là áp lực lớn của ngành lúa gạo vẫn diễn ra hàng năm.

Vấn đề thiếu vốn trong ngành gạo là một trong những nguyên nhân chính khiến giá lúa của nông dân bị sụt giảm khi vào vụ thu hoạch, còn doanh nghiệp lỡ mất cơ hội kinh doanh do không đủ tiền để mua nhanh, mua nhiều lượng lúa hàng hóa. Việc giải được "cơn khát" vốn cho doanh nghiệp lúa gạo là hết sức cần thiết, giúp giá lúa không giảm sâu lúc thu hoạch chính vụ.

Theo một chuyên gia ngành gạo, kinh doanh gạo xuất khẩu và nội địa luôn có tỷ lệ rủi ro nhất định, trong khi các ngân hàng muốn giữ phần ít rủi ro nhất, nên các hợp đồng cho vay đều yêu cầu phải có tài sản thế chấp, không chấp nhận "tín chấp". Nhưng vay thế chấp thì nguồn vốn được cấp sẽ rất hạn hẹp.

Song, cũng phải nhìn nhận việc ngân hàng siết tín dụng, quy trình phê duyệt khắt khe là do chuỗi cung ứng lúa gạo, từ nông dân, thương lái, nhà máy xay xát và các công ty xuất khẩu, ngân hàng... đang đối mặt nhiều khó khăn.

Cụ thể, mô hình liên kết, bao tiêu với doanh nghiệp có thể giúp nông dân ít bị thiệt hại hơn, song, do mức độ cam kết của hai bên không cao và đã xảy ra nhiều trường hợp doanh nghiệp "bẻ kèo" nông dân khi giá giảm và ngược lại khiến doanh nghiệp không có đủ chân hàng, dẫn đến thua lỗ, mất uy tín...

Đặc thù của ngành lúa gạo, nếu có lãi cũng chỉ vài USD/tấn, nhưng khi trượt giá có thể lỗ từ 20-30USD/tấn trở lên. Vì vậy, hàng năm đều có doanh nghiệp gạo bị thua lỗ, phá sản kéo theo khó khăn cho các ngân hàng, hậu quả là ngày càng siết tín dụng với các doanh nghiệp gạo.

Vì vậy, các ngân hàng chỉ nhận thế chấp tài sản mang tính thanh khoản cao. Điều này thật sự gây khó khăn cho việc đáp ứng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh rất uy tín nhưng vẫn khó tiếp cận nguồn vốn vì các lý do trên. Thời gian phê duyệt cấp hoặc nâng hạn mức còn kéo dài, làm lỡ hết cơ hội mùa vụ mua hàng của doanh nghiệp.

Để giải cơn khát vốn của doanh nghiệp ngành lương thực rất cần các bên liên quan có giải pháp căn cơ và đủ mạnh để giải được nút thắt này, giúp mọi thành phần trong chuỗi cung ứng có thu nhập tốt hơn và phát triển bền vững, đưa ngành lương thực tiến lên giai đoạn mới./.

 

 

 

Thanh Tâm (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top