Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tám tháng qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt gần 46 tỷ USD.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tám tháng qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt gần 46 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu (XK) ước đạt 26,1 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019; nhập khẩu (NK) ước khoảng 19,9 tỷ USD, giảm 2,5%; xuất siêu khoảng 6,2 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Về xuất khẩu, tháng 8/2020, kim ngạch XK ước đạt 3,6 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng 7/2020; trong đó, giá trị XK nhóm nông sản chính ước đạt khoảng 1,6 tỷ USD (tăng 7,8%), lâm sản chính trên 1,2 tỷ USD (tăng 1,0%), thủy sản đạt 800 triệu USD (tăng 0,5%) và chăn nuôi đạt 31 triệu USD (giảm 18,4%),…
Tính chung tám tháng, kim ngạch XK nông lâm thủy sản ước đạt 26,15 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 12 tỷ USD, giảm 3,2%; chăn nuôi ước đạt 250 triệu USD, giảm 25,0%; thủy sản ước đạt 5,2 tỷ USD, giảm 5,3%; lâm sản chính đạt trên 7,8 tỷ USD, tăng 10,3%.
Về nhập khẩu, tính chung tám tháng, kim ngạch NK các mặt hàng NLTS ước khoảng 19,9 tỷ USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá trị NK các mặt hàng nông lâm thủy sản chính ước đạt 16 tỷ USD, giảm 5,2%.
Theo đó, về nhiệm vụ công tác trong tháng 9 Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu Cục Chế biến và phát triển thị trường, tiếp tục theo dõi, báo cáo thường xuyên biến động giá cả, tình hình cung cầu một số mặt hàng nông sản thiết yếu (tập trung vào mặt hàng thịt lợn, lúa gạo, rau quả); theo dõi diễn biến biến tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, đối chiếu với các kịch bản về nguồn cung thực phẩm để kịp thời tham mưu cho Chính phủ.
Đồng thời, thường xuyên cập nhật diễn biến, tình hình tại các thị trường trọng điểm bị ảnh hưởng bởi dịch, kịp thời tham mưu, báo cáo, đề xuất giải pháp ứng phó. Đặc biệt, theo dõi sát tình hình xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.