Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 7 tháng 8 năm 2019 | 21:34

TP. Hà Nội tổng kết chương trình sữa học đường năm học 2018 – 2019

Sở GDĐT Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết chương trình Sữa học đường (SHĐ) năm học 2018-2019 và đưa ra kế hoạch triển khai chương trình SHĐ năm học 2019-2020.

Chương trình SHĐ Hà Nội chính thức được triển khai đến tất cả cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố từ ngày 02/01/2019, trên tinh thần tự nguyện đăng ký tham gia. Trong năm đầu tiên triển khai, thành phố đã chọn Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là đơn vị cung cấp sữa học đường theo kết quả đấu thầu công khai.

hinh-1.JPG
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội báo cáo kết quả thực hiện chương trình Sữa học đường Hà Nội năm học 2018-2019.

 

Tham gia chương trình, mỗi ngày đến lớp, các em học sinh mầm non và tiểu học được uống 01 hộp sữa tươi tiệt trùng; Nhà nước và doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 53% giá trị hộp sữa, gia đình các em đóng góp 47%. Đặc biệt chương trình hỗ trợ 100% kinh phí uống sữa đối với các em học sinh diện nghèo, cận nghèo, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện chính sách.

hinh-2.JPG
Bà Nguyễn Minh Tâm, Giám đốc Chi nhánh Vinamilk tại Hà Nội chia sẻ công tác phối hợp thực hiện chương trình Sữa học đường Hà Nội.

 

Sữa học đường Hà Nội là đề án SHĐ lớn nhất cả nước về quy mô và giá trị. Trong thời gian ngắn, các đơn vị liên quan đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn để kịp thời cho trẻ em Thủ đô uống sữa đúng ngày đầu của năm mới 2019. Điều này phần nào đã thể hiện được sự quan tâm đầu tư các nguồn lực, sự phối hợp chặt chẽ, quyết tâm của tất các ban ngành đoàn thể, các cơ sở giáo dục và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố và Vinamilk. Các kết quả thu thập được theo số liệu thống kê của Sở GDĐT Hà Nội cho thấy, thành phố Hà Nội đã tổ chức thực hiện thành công Đề án Chương trình SHĐ theo đúng Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu: "Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai”.

hinh-3.JPG
Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tuyên dương các đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc triển khai và thực hiện chương trình Sữa học đường năm học 2018-2019

 

Cụ thể hơn, chỉ trong ngày đầu tiên thực hiện chương trình SHĐ, 02/01/2019, đã có 64% trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa. Con số này tiếp tục gia tăng chỉ sau 01 tuần triển khai, với 100% các trường mầm non, tiểu học công lập và 61,8% các cơ sở giáo dục ngoài công lập tham gia với tỷ lệ uống sữa đạt 73%. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có đến 1.039.458 trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học tham gia chương trình SHĐ trên toàn địa bàn Hà Nội, đạt 87,7%. Trong số các quận, huyện tham gia, có 16 quận, huyện được ghi nhận và biểu dương trong việc hoàn thành tốt công tác tổ chức chương trình, với số trẻ đăng ký tham gia trên 90%, gồm: Mỹ Đức, Đan Phượng, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thạch Thất, Sóc Sơn, Ba Vì, Hoàn Kiếm, Quốc Oai, Mê Linh, Thanh Oai, Gia Lâm, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thanh Trì, Chương Mỹ. Trong đó, Mỹ Đức là đơn vị có tỷ lệ tham gia cao nhất với tỷ lệ 100% cơ sở giáo dục và 99,4% học sinh tham gia.

hinh-5.JPG
Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Điều hành Nhân sự, Hành chính và Đối ngoại Công ty Vinamilk phát biểu cảm ơn và cam kết tiếp tục sứ mệnh mang đến cho trẻ em nguồn sữa tươi dinh dưỡng tốt nhất.

 

Các kết quả nêu trên không chỉ thể hiện sự quyết tâm đồng lòng, tinh thần trách nhiệm cao từ các cơ sở giáo dục mà còn thể hiện sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, đầu tư nguồn lực có hiệu quả của HĐND và UBND thành phố Hà Nội, Quận ủy, HĐND, UBND các quận huyện thị xã; các phòng GDĐT; sự vào cuộc tích cực của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc. Ngoài ra, đóng vai trò nòng cốt trong việc phối hợp và triển khai thực hiện là Sở GDĐT, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Giao thông Vận tải…, cùng với sự đóng góp của Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, truyền hình Trung ương và Hà Nội và cũng như sự chủ động, chuyên nghiệp và năng lực lớn của đơn vị cung cấp sữa cho chương trình – Công ty Vinamilk. Đặc biệt, không thể thiếu sự tin tưởng, quan tâm từ cộng đồng và các bậc phụ huynh học sinh đối với chương trình có tính nhân văn, vì sự phát triển của thế hệ tương lai này.

hinh-6b.jpg
Sau 12 năm tiên phong thực hiện chương trình Sữa học đường, Vinamilk đã hỗ trợ hơn 300 tỷ đồng với hơn 175 triệu hộp sữa cho hơn 3 triệu trẻ em học sinh mầm non, tiểu học.

 

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của UBND thành phố Hà Nội, đề án SHĐ Hà Nội đã được thực hiện theo hình thức đấu thầu công khai, rộng rãi và minh bạch với những tiêu chuẩn đấu thầu khắt khe nhằm chọn ra nhà thầu uy tín, có đủ năng lực sản xuất với giá trúng thầu thấp nhất để tiết kiệm cho ngân sách của Thành phố. Sau hơn 1 tháng xét thầu, Sở GDĐT Hà Nội đã chính thức chọn Vinamilk là đơn vị cung cấp sữa cho đề án với mức hỗ trợ 23% (cao hơn mức mời thầu 3%), đã giúp tiết kiệm cho ngân sách thành phố hơn 300 tỷ đồng.

Trước khi thực hiện chương trình, Công ty Vinamilk và Sở GDĐT Hà Nội, các phòng Giáo dục quận, huyện đã tiến hành tập huấn liên tục trong 10 ngày trên khắp 30 quận, huyện trong địa bàn thành phố Hà Nội, cho gần 10.000 đại biểu bao gồm Ban giám hiệu, các giáo viên và đại diện hội phụ huynh học sinh từ 1.847 trường học và 2.509 nhóm trẻ nhằm cung cấp những kiến thức chuyên môn cần thiết liên quan đến việc triển khai chương trình SHĐ vào đầu năm 2019. 

hinh-5.JPG
Ban tổ chức trao tặng những phần quà tuyên dương 16 quận, huyện hoàn thành tốt công tác tuyên truyền và tổ chức với số trẻ tham gia trên 90% của chương trình Sữa học đường Hà Nội năm học 2018-2019.

 

Chương trình SHĐ không chỉ có ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa xã hội to lớn đối với sự phát triển của trẻ em Việt Nam - nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước mà còn giúp giảm bớt các gánh nặng về tài chính đối với gia đình và xã hội. Chương trình nhằm đem lại cho các em sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn dinh dưỡng tốt nhất và giúp các em được thụ hưởng đầy đủ, trọn vẹn các quyền lợi được nêu trong Công ước Quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam và quốc tế.

Đến nay, chương trình SHĐ đã được triển khai tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, chương trình được triển khai từ năm 2007 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với vai trò tiên phong đồng hành của Vinamilk. Năm 2013, một trong những lý do Vinamilk quyết định đầu tư để sở hữu cổ phần của nhà máy Driftwood tại Hoa Kỳ là vì đơn vị này có lịch sử lâu đời trong việc thực hiện chương trình SHĐ tại các trường học của thành phố Los Angeles bang California. Điều này đã bổ sung những kinh nghiệm và cơ sở giúp Vinamilk nhân rộng và phát triển chương trình SHĐ tại Việt Nam theo những mô hình thành công tại các nước phát triển trên thế giới.

hinh-7b.jpg
Năm học 2018-2019, đã có trên 1 triệu trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học tham gia chương trình Sữa học đường trên toàn thành phố Hà Nội, đạt tỷ lệ 87,7%

 

Sau 12 năm, đến tháng 8 năm 2019, Vinamilk đã hỗ trợ hơn 300 tỷ đồng cho chương trình sữa học đường, với hơn 175 triệu hộp sữa cho hơn 3 triệu trẻ em học sinh mầm non, tiểu học ở các tỉnh, thành như: Hà Nội, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Đà Nẵng,… Hiện nay, tại Việt Nam có 13 tỉnh, thành đang triển khai chương trình SHĐ, và Vinamilk là đơn vị được chọn cung cấp sữa cho chương trình SHĐ tại 11 trên 13 tỉnh đang triển khai dưới hình thức đấu thầu công khai. Với sự chung tay của cộng đồng và tất cả các nguồn lực trong xã hội, chương trình SHĐ đang phát huy được những lợi ích và giá trị đóng góp cho sự phát triển cả thể chất và trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi học đường – thế hệ tương lai của một Việt Nam sẵn sàng vươn cao và vươn ra thế giới. 

 

 

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top