Mặc dù trong bối cảnh nhiều khó khăn, song ngành nông nghiệp đã "về đích" ấn tượng với những kết quả đạt được trong năm qua. Từ đó, cũng mở ra những triển vọng mới về thị trường trong giai đoạn mới sắp tới.
Thủ tướng "đặt hàng" ngành nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD
Theo tờ trình Chính phủ về Phê duyệt "Đề án thúc đẩy XK NLTS đến năm 2030", Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch XK các sản phẩm NLTS, tham gia toàn diện và bền vững vào chuỗi cung ứng NLTS, thực phẩm toàn cầu.
Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm NLTS XK của Việt Nam nhằm đáp ứng được các quy định của các thị trường nhập khẩu. Tiếp tục định vị và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm NLTS của Việt Nam trên thị trường Quốc tế.
Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025, giá trị XK các sản phẩm NLTS của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD. Trong đó, nhóm nông sản chính đạt 22 tỷ USD, lâm sản đạt từ 13,5-14 tỷ USD, thủy sản đạt 12,5 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt từ 1- 1,5 tỷ USD, mặt hàng NLTS khác đạt khoảng 1-1,5 tỷ USD;
Bộ cũng đặt ra mục tiêu khoảng 20% sản phẩm NLTS của Việt Nam XK được gắn thương hiệu quốc gia, 50% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc; Khoảng 50% giá trị XK các sản phẩm NLTS là qua chế biến và chế biến sâu.
Đến năm 2030, mục tiêu đặt ra là giá trị XK NLTS của Việt Nam đạt khoảng 60-62 tỷ USD. Trong đó, nhóm nông sản chính đạt 25 tỷ USD, lâm sản đạt khoảng 16-17 tỷ USD, thủy sản đạt 15 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt từ 3-4 tỷ USD, mặt hàng NLTS khác đạt khoảng 2 tỷ USD;
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK NLTS đạt khoảng 6%- 8%/năm; Tỷ lệ sản phẩm NLTS của Việt Nam XK được gắn thương hiệu quốc gia cũng tăng lên 40% và tỷ lệ sản phẩm truy xuất được nguồn gốc là 70%; Khoảng 60% giá trị XK các sản phẩm NLTS là qua chế biến và chế biến sâu.
Trong Tờ trình Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng đưa ra rất nhiều giải pháp cụ thể, từ hoàn thiện thể chế chính sách đến nghiên cứu khoa học công nghệ; tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm NLTS, đảm bảo an toàn thực phẩm; Phát triển công nghiệp phụ trợ, chế biến NLTS đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường; Xây dựng, phát triển thương hiệu; Phát triển thị trường NLTS; Phát triển các dịch vụ logistics cho XK NLTS; Hỗ trợ DN, phát huy vai trò của Hiệp hội trong giải quyết các tranh chấp thương mại…
Tại Hội nghị Tổng kết năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021 ngành NN&PTNT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã "đặt hàng" ngành NN&PTNT trong năm 2021: tăng trưởng GDP nông nghiệp 3%, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên 3%, kim ngạch XK NLTS đạt 44 tỷ USD.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, với những kết quả đạt được trong năm 2020 và những đường hướng đã vạch ra, cũng với sự đồng lòng, quyết tâm cao, ngành NN&PTNT sẽ phấn đấu đặt được các chỉ tiêu mà Thủ tưởng giao.
Miệt mài mở cửa nông sản trong sóng gió Covid-19
Bất chấp những đứt gãy, giãn đoạn do dịch bệnh Covid-19, hoạt động xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam vẫn được miệt mài triển khai trong năm 2020.
Nhiều đơn vị của Bộ NN-PTNT như Cục BVTV, phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ NN-PTNT đã tiếp tục nỗ lực duy trì các hoạt động đàm phán, mở cửa thị trường cho các sản phẩm trồng trọt xuất khẩu.
Tiêu biểu có thể kể tới nỗ lực của Cục BVTV trong việc phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản trực tiếp sang Lục Ngạn (Bắc Giang) kiểm tra hệ thống xử lý khử trùng vải thiều và xuất khẩu các lô vải thiều đầu tiên sang Nhật Bản.
Đối với thị trường Trung Quốc, Cục BVTV đã liên tục duy trì kết nối các hoạt động đàm phán, mở cửa xuất khẩu đối với một số sản phẩm còn dang dở trong đàm phán mở cửa do dịch bệnh Covid-19 từ cuối năm 2019 như thạch đen, khoai lang, một số trái cây như sầu riêng, bưởi, chanh leo…
Mới đây nhất, ngày 8/12/2020, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức ký Nghị định thư về việc xuất khẩu sản phẩm thạch đen Việt Nam sang Trung Quốc, đồng thời đã xuất khẩu những lô hàng thạch đen đầu tiên theo diện chính ngạch sang thị trường này.
Bộ NN-PTNT cũng đã giao Cục BVTV chủ trì triển khai và đề nghị phía Trung Quốc xem xét áp dụng linh hoạt hình thức kiểm tra trực tuyến hoặc qua video đối với các sản phẩm sầu riêng, khoai lang, đề nghị ưu tiên cấp phép thêm cho sản phẩm bưởi và chanh leo phía Việt Nam đã hoàn thiện hồ sơ để sớm mở cửa xuất khẩu trong thời gian tới…
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cho biết bên cạnh thị trường Trung Quốc, trong năm 2020, Cục đã tiến hành đàm phán với 19 nước, tập trung vào 10 loại quả Việt Nam có lợi thế để xuất khẩu. Mặc dù rất khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng tiến độ đàm phán cũng như mở cửa thị trường và kết quả đạt được rất khả quan.
Cùng với quả vải đã được xuất khẩu thành công sang thị trường Nhật Bản, Cục đã chuẩn bị xong hồ sơ để xúc tiến đàm phán mở cửa xuất khẩu sang thị trường Mỹ; xúc tiến xuất khẩu quả thanh long ruột đỏ sang Hàn Quốc…
EVFTA đi vào thực thi từ ngày 1/8, đã và đang mở ra cơ hội đáng kể với những doanh nghiệp đã có hoạt động xuất khẩu với đối tác EU. Không chỉ là đàm phán với giá tốt hơn, mà sản lượng cũng có thể tăng lên nhanh nếu doanh nghiệp có đủ năng lực cung ứng và đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Theo đó, một số nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu đã tận dụng được ưu đãi thuế quan và giá cả nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Theo Bộ NN&PTNT, trong tương lai ngắn xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tỷ USD như cà phê, trái cây, gạo, tôm... sang EU sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt. Thậm chí, trong tương lai xa hơn, EU còn là "mảnh đất" màu mỡ để nông sản Việt "đào xới" khi thị trường này có nhu cầu nhập khẩu nông, lâm, thủy sản lớn, chiếm 8,4% tổng trị giá nhập khẩu hàng năm.
Với những cam kết khác biệt và linh hoạt hơn so các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ tạo ra khuôn khổ rõ nét về việc đơn giản thủ tục hải quan (TTHQ), thiết lập quy tắc xuất xứ (QTXX) và tạo thuận lợi tự do hóa thương mại, giúp cộng đồng doanh nghiệp (DN) tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu (XK).
Giới chuyên gia đánh giá, Hiệp định RCEP sẽ giúp thiết lập thị trường XK ổn định lâu dài, qua đó góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng XK của Việt Nam. Việc tìm kiếm và xây dựng thị trường ổn định cho các sản phẩm XK, đặc biệt với các sản phẩm có thế mạnh có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng, phục hồi kinh tế sau đại dịch mà còn chuẩn bị sẵn sàng ứng phó những thách thức khó lường trong tương lai. Việc ký kết Hiệp định RCEP đã tạo ra một thị trường hơn 2,2 tỷ người tiêu dùng với quy mô gần 27.000 tỷ USD, chiếm gần 30% GDP toàn cầu.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.