Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 7 năm 2018 | 13:43

Trồng ớt trên đất rừng: Tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao

Tận dụng thời gian cải tạo thực bì chuẩn bị cho vụ trồng keo lai tiếp theo, tại xã Khánh Thuận (U Minh - Cà Mau), nông dân xuống vụ ớt mang lại hiệu quả cao.

img_1910.jpg
Với hơn 17 ha trồng ớt, ngoài cho thu hoạch khoảng 1 tấn/ha, người làm công còn có thu nhập từ 150.000-250.000 đồng/ngày.

Ông Nguyễn Việt Hùng, ông Trần Soàn Chênh (cùng ngụ Ấp 1, xã Khánh Thuận) và ông Nguyễn Văn Lý (quê huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) cùng hợp tác trồng khoảng 17 ha ớt.

Là người phụ trách kỹ thuật, ông Lý cho biết: “Huyện Thanh Bình nổi tiếng về trồng và xuất khẩu ớt. Tuy nhiên, để đầu tư trồng ớt phải bỏ ra chi phí trên dưới 100 triệu đồng/ha. Được giới thiệu vùng đất Khánh Thuận có thể trồng được màu và cây ăn trái xen canh trồng rừng, tôi đem giống ớt hiểm về trồng thử nghiệm trên bờ bao và thấy đạt hiệu quả, do phù hợp thổ nhưỡng, cây sinh trưởng, phát triển tốt. Khi hợp tác với người dân ở đây, chi phí đầu tư chỉ khoảng 40 triệu đồng/ha”.

Đất trồng keo lai đã được lên liếp sẵn, chỉ cần rải vôi xử lý phèn, trải bạt để hạn chế cỏ dại, hạt giống sau khi ươm bầu từ 25-30 ngày sẽ đem xuống trồng. Trung bình 1 ha có thể trồng được 30.000 cây ớt, sau 3 tháng có thể thu hoạch, cho năng suất khoảng 1 tấn trái. Giá ớt trung bình từ 20.000-40.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 70.000-80.000 đồng/kg.

Ớt trái sau thu hoạch được chuyên chở về bán cho các cơ sở thu mua tại tỉnh Đồng Tháp.

Ông Lý cho biết thêm, hơn 2 tháng nay, khi ớt tươi xuống giá thấp, ông chuyển sang phơi ớt khô. Trung bình 3 kg ớt tươi sau khi phơi 5-7 ngày sẽ cho ra 1 kg ớt khô, giá bán 60.000-70.000 đồng/kg.

Từ khi mô hình trồng ớt được thực hiện, nhiều lao động nhàn rỗi, nhất là phụ nữ địa phương, rất phấn khởi vì có thể kiếm thêm thu nhập. Vào thời gian thu hoạch cao điểm, ớt chín rộ, có trên 70 người đến đây bẻ ớt thuê với giá 3.500 đồng/kg đối với ớt còn cuống và 7.000 đồng/kg đối với ớt được bẻ lẩy cùi. Mỗi người có thể bẻ 30-50 kg/ngày, người làm giỏi 70-80 kg/ngày. Người đến đây làm cỏ mỗi ngày cũng kiếm được 130.000 đồng.

Trồng ớt trên đất trồng keo lai được xem là mô hình mới, tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả cao, do nguồn đạm từ keo lai để lại sau vụ thu hoạch rất lớn.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Thuận Trần Rô Y cho biết: “Ớt dễ trồng, khả năng kháng bệnh tốt, khi được trồng trên đất lâm phần phát triển tốt và cho năng suất cao, thời gian thu hoạch kéo dài đến 8 tháng. Khi tìm được đầu ra, giá cả tương đối ổn định, cây ớt không chỉ đem lại lợi nhuận cho chủ hộ mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo tại địa phương”.

 

 

 

 

Mơ Thảo
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top