Chuyên đề “Ký ức Nhà lao Vinh” được trưng bày đến tháng 12/2022 tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh (Nghệ An) nhằm tri ân, tôn vinh những đóng góp lớn lao của các thế hệ những người yêu nước và các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, giam cầm, hy sinh tại nhà lao.
Nằm trong Thành cổ Nghệ An, Nhà lao Vinh hình thành từ năm 1804, tồn tại đến năm 1945, là một trong những nhà lao trọng yếu trong hệ thống nhà tù của thực dân, sau Hỏa Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn) và Thừa Phủ (Huế). Đây là nơi đã từng giam giữ nhiều chí sỹ văn thân Cần Vương yêu nước tiêu biểu như cụ nghè Nguyễn Xuân Ôn, cụ Hồ Bá Kiện, bà Trần Thị Trâm, Đội Quyên, Đội Phấn, ông Nguyễn Sinh Khiêm, bà Nguyễn Thị Thanh và hàng nghìn chiến sỹ cộng sản kiên cường như đồng chí: Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Duy Trinh, Phan Đăng Lưu, Hồ Tùng Mậu, Chu Văn Biên, Tôn Thị Quế, Lê Viết Lượng, Phan Đình Đồng, Ngô Tuân, Võ Trọng Ân, Lê Nhu, Chu Huy Mân, Trần Văn Ân...
Cũng như nhiều nhà lao khác được xây dựng lên lúc bấy giờ, với mục đích tiêu diệt những người yêu nước, các chiến sỹ cách mạng cả về thể xác lẫn tinh thần, chính quyền thực dân đã thi hành chế độ lao tù khắc nghiệt từ ăn uống đến tra tấn tù nhân. Tuy nhiên, những âm mưu thủ đoạn nham hiểm ấy đã không thể khuất phục nổi tù chính trị Nhà lao Vinh.
Với hơn 100 tài liệu, hình ảnh quý sưu tầm được từ các nguồn sử liệu khác nhau, bộ trưng bày “Ký ức Nhà lao Vinh” góp phần tái hiện lại một phần quá trình hình thành, hoạt động của Nhà lao Vinh năm xưa, cũng như những tấm gương yêu nước và cách mạng kiên trung, bất khuất đã từng bị giam cầm, hy sinh tại đây; góp phần bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc cho Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, đưa ra thông điệp về trách nhiệm kế thừa, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chuyên đề “Ký ức Nhà lao Vinh” được trưng bày đến tháng 12/2022 nhằm tri ân, tôn vinh những đóng góp lớn lao của các thế hệ những người yêu nước và các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, giam cầm, hy sinh tại Nhà lao Vinh; đồng thời lan tỏa tinh thần, chí khí cách mạng của các chiến sỹ trong các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ ngày nay.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.