Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 5 tháng 4 năm 2022 | 20:42

Trung Quốc tăng cường mua các sản phẩm từ sắn làm thức ăn chăn nuôi

Giá thức ăn tăng cao do xung đột Nga – Ukraine, khiến Trung Quốc tăng sức thu mua tinh bột sắn, sắn lát, làm thức ăn chăn nuôi.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), bên cạnh nhu cầu sắn cho sản xuất ethanol, Trung Quốc đang đẩy mạnh nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn làm thức ăn chăn nuôi. Nguyên nhân là do sự hồi phục của ngành chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu Phi, trong khi nguồn cung ngô ở Nam Mỹ gặp khó khăn do thời tiết bất lợi, giá thức ăn tăng cao bởi ảnh hưởng xung đột giữa Nga và Ukraine.

Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu sắn và tinh bột sắn lớn nhất thế giới và cũng là trị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam. Hiện, sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tuy nhiên, hơn 65% lượng xuất khẩu theo hình thức giao hàng tại biên giới, qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai.

 

trung-quoc-16396181195841523046662.jpg
Trung Quốc đang tăng nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn làm thức ăn chăn nuôi

 

Trong 2 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu sắn lát từ Việt Nam đạt 36,77 triệu USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2021; nhập khẩu tinh  bột sắn đạt 182,9 nghìn tấn, trị giá 93,95 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 33,1% về trị giá.

Việt Nam đang là nguồn cung cấp lớn thứ 2 cả về sắn lát và tinh bột sắn cho Trung Quốc.

Được biết, từ ngày 1/1/2022, Trung Quốc đã trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nên những sản phẩm xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn của các thị trường thành viên RCEP sẽ không chỉ đối diện với việc mất thị trường mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới cả một ngành sản xuất.

Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu sắn Việt Nam cần chuyển mạnh sang xuất khẩu theo hướng chính ngạch. Đồng thời, cần tiến hành rà soát lại quy hoạch vùng trồng và tổ chức lại sản xuất để sản phẩm của Việt Nam phải là sản phẩm sạch, đáp ứng được tiêu chí thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top