Từ 1/5/2018, Trung Quốc bắt buộc tất cả lô hàng trái cây nhập khẩu vào nước này phải đóng gói, có đầy đủ các thông tin để truy xuất nguồn gốc.
Từ ngày 1/4/2018 Trung Quốc áp dụng thử nghiệm tiêu chuẩn quản lý chất lượng và nguồn gốc hàng hóa nông sản, hoa quả, trái cây nhập khẩu.
Theo đó, các doanh nghiệp phía Trung Quốc xin nhập khẩu nông sản, hoa quả, trái cây từ Việt Nam và Thái Lan đều phải có giấy phép của cơ quan kiểm dịch động, thực vật.
Trong đó yêu cầu phải có đầy đủ thông tin: tên sản phẩm hoa quả, nguồn gốc xuất xứ, tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh.
Doanh nghiệp có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin kể trên đồng thời có mã vạch, QR code hoặc tem chống hàng giả để có thể kiểm tra về chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhập khẩu bất cứ lúc nào.
Quy định này sẽ được cơ quan kiểm dịch, kiểm nghiệm phía Trung Quốc thực hiện nghiêm túc từ ngày 1/5/2018.
Từ 1/5/2018, Trung Quốc bắt buộc tất cả lô hàng trái cây nhập khẩu vào nước này phải đóng gói, có đầy đủ các thông tin để truy xuất nguồn . (Ảnh minh họa) |
Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ các yếu tố thị trường và phi thị trường. Trong đó rào cản kỹ thuật như, quy định chặt chẽ về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và chất lượng đang là vấn đề lớn đối với nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam khi tham gia thị trường xuất khẩu.
Mặc dù sẽ gặp một số khó khăn ban đầu, nhưng các hàng rào kỹ thuật của các nước có nhu cầu nhập khẩu trái cây, bắt buộc nông dân Việt Nam phải nâng cao quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Cả nông dân, doanh nghiệp và chính cơ quan quản lý cần phải thay đổi tư duy để bắt kịp thị trường, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm đầu ra của mình. Cần phải quy hoạch vùng trồng trái cây, đầu tư công nghệ chế biến, công nghệ sinh học bảo quản./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…