Ngày 22/1, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020; Công bố quyết định và trao giấy chứng nhận OCOP cho các chủ thể.
Toàn cảnh Hội nghị.
Theo Kế hoạch 24/KH-UBND ngày 11/3/2019 của UBND tỉnh Tuyên Quang hết năm 2020 toàn tỉnh có 74 sản phẩm đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh. Hết năm 2020, Hội đồng đánh giá cấp tỉnh đã lựa chọn, phân hạng sản phẩm, trình UBND tỉnh phê duyệt 79 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên (vượt 5 sản phẩm so với Kế hoạch 24) của 51 chủ thể trên địa bàn 42 xã, phường, thị trấn.
Trong quá trình triển khai cho thấy, một số mặt hàng có thể chia tách ra nhiều sản phẩm theo phân khúc thị trường cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đối tượng khách hàng khác nhau để nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất của các đơn vị.
Do vậy, đơn vị tư vấn đã hướng dẫn chủ thể chia tách ra nhiều sản phẩm như: Chè Shan Tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá, Chè Shan Tuyết Hồng Thái 1 tôm 2 lá, Chè xanh Ngọc Thuý, Chè xanh Ngọc Thuý nõn, Lạc nhân, Lạc củ, cá Lăng cắt khúc, cá Lăng phi lê, chả cá Lăng, cá Lăng chiên xù, mật ong hương rừng, mật ong nhãn,...
Một số sản phẩm phân hạng sao cho 1 chủ thể, nhưng có thể mở rộng quy mô liên kết thực hiện ở nhiều xã khác nhau như: Sản phẩm Cam Sành Hàm Yên, Lạc Chiêm Hoá. Tổng kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án khác để thực hiện Chương trình OCOP đạt trên 33,657 tỷ đồng.
Việc thực hiện Chương trình OCOP đã giúp cho các chủ thể sản phẩm hiểu biết hơn và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về: Sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (VietGAP, hữu cơ...); điều kiện an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất; sử dụng bao bì, nhãn hiệu đúng quy định.
Từ đây, phát huy sức mạnh cộng đồng, phát huy những giá trị tiềm năng, lợi thế vùng miền trong tổ chức sản xuất và phát triển sản phẩm, tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đảm bảo về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương, góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Tuyên Quang xác định, rà soát, lựa chọn hỗ trợ tiêu chuẩn hóa các sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương tham gia đánh giá phân hạng đạt từ 3 sao trở lên. Ưu tiên phát triển nhóm sản phẩm ngành thực phẩm và ngành thủ công mỹ nghệ và trang trí.
Tiếp tục hỗ trợ, nâng cấp các sản phẩm đã đạt từ 3 sao trở lên phát triển sản phẩm để nâng hạng sao. Lựa chọn, hỗ trợ phát triển sản phẩm đạt hạng 4 sao, phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn để hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng đánh giá phân hạng cấp Quốc gia đánh giá, phân hạng 5 sao, như sản phẩm: Chè Shan Tuyết Hồng Thái, Chè xanh Ngọc Thuý, Mật ong hương rừng, Cam sành Hàm Yên,…
Tại Hội nghị, ông Trần Nhật Lam, Phó chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, ghi nhận Tuyên Quang là một trong những địa phương triển khai sớm Chương trình OCOP theo đúng hướng dẫn của Trung ương. Đến nay, tỉnh có 79 sản phẩm đạt 3 sao trở lên. Từ kết quả này là cơ sở để tỉnh đưa ra các giải pháp cụ thể để khắc phục các tồn tại và tiếp tục triển khai chương trình trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Thế Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, cho biết, thực hiện Kế hoạch 24, ngày 11/3/2019 của UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương đã quan tâm và có nhiều cố gắng trong thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh, bước đầu đạt được kết quả tích cực. Đến nay, toàn tỉnh có 79 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 17 sản phẩm đạt 4 sao, đứng thứ 5 so với 14 tỉnh miền núi phía Bắc.
Thay mặt UBND tỉnh, tôi ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng thành tích đã đạt được của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất trong việc phát triển các sản phẩm OCOP gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, ông Giang nhấn manh.
Trong giai đoạn 2021-2025, xác định Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Do vậy, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn theo chuỗi giá trị, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, thế mạnh của từng địa phương, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao để nâng cao thu nhập, mức sống của người dân nông thôn…
Tôi đề nghị các sở ban ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực và các điều kiện để tổ chức thực hiện chương trình OCOP; phải xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm theo từng lĩnh vực và thực hiện các giải pháp có hiệu quả để quyết tâm thực hiện hiệu quả chương trình, ông Giang chỉ đạo.
Tại Hội nghị, UBND tỉnh Tuyên Quang đã công bố các quyết định công nhận sản phẩm OCOP và trao giấy chứng nhận cho các chủ thể.
Một số doanh nghiệp và chủ thể OCOP cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.